Cua gạch và Cua thịt là hai loại hải sản khá nổi tiếng trong thế giới ẩm thực hiện nay, chúng thường xuyên có mặt trong bữa ăn hoặc tiệc tùng của người dân miền biển cũng như dân thành thị.
Tuy là món ăn quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết “cách phân biệt giữa cua thịt và cua gạch” để yên tâm chọn mua cho đúng.
Sau đây, Cảng Hải Sản xin bật mí cho các bạn một số kinh nghiệm giúp bạn có thể phân biệt chọn mua được những con cua gạch chất lượng mà không bị “chặt chém” nhé !
* Mời các bạn xem videos “Cận cảnh bắt cua trong rừng ngập mặn” thật hấp dẫn:
Cua gạch là gì?
Cua gạch có tên gọi như thế là do bản thân chúng có chứa lượng gạch dồi dào, đây chính là những trứng cua đã thụ tinh nhưng chưa phát triển đến giai đoạn chín.
Bản thân Cua gạch là cua cái, gạch xuất hiện nhiều trong thời gian cua cái sinh sản, ngoài thời gian này thì nó cũng giống cua đực, không mang gạch trong người.
Gạch cua chiếm đến 2/3 yếm, rất giàu protein, không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn đem đến những món ăn hấp dẫn cho bữa cơm gia đình, bữa tiệc tiếp đãi bạn bè. Tuy nhiên khi chế biến gạch cua không kỹ, dẽ tạo dị ứng cho người dùng như: khó têu, buồn nôn, tiêu chảy.
Quá trình hình thành nên gạch cua
Trứng của cua cái đã thụ tinh và từng bước phát triển thì cua cái phải cung cấp nhiều dưỡng chất để trứng phát triển, các nguồn dưỡng chất được lấy chủ yếu từ nguồn dinh dưỡng trong thịt cua.
Khi trứng cua biển phát triển đến giai đoạn cua gạch đều, cua biển cái phải tốn rất nhiều năng lượng và dưỡng chất trong thịt cua để cung cấp cho trứng phát triển. Lúc này, trứng cua đã săn sàng chuyển hóa thành ấu trùng cua thì chất lượng dinh dưỡng trong thịt cua cái đã giảm đi rất nhiều.
Phân biệt Cua gạch qua yếm
Yếm của chúng là to nhất trong các loại cua, yếm to bản và gần như chiếm hết diện tích của mình cua. Hình thù của yếm cua gạch giống hình thang, bè ra hai bên và màu yếm đậm hơn nhiều so với cua thịt.
Phân biệt Cua gạch bằng cảm giác
Dùng tay bóp mai cua để kiểm tra độ dầy, chắc thịt của cua gạch. Nếu mai cua mềm thì thịt thì gạch cua ăn không ngon, bị ốp thịt. Phần thân có màu vàng phèn thì thường thịt cua chắc, bạn bóp càng mà thấy chắc và giãy giụa nhiều thì đó là cua tươi sống.
Dùng tay hoặc mũi dao tách nhẹ vào phần khe của mai cua và yếm nếu thấy màu gạch đỏ nhiều thì là đúng cua gạch ngon. Còn không thì bạn nên lựa chọn sang con khác.
Lưu ý khi mua Cua gạch
Trên thị trường hiện này có rất nhiều nơi bán những con cua được bơm trứng gà hoặc cả các chất phoocmon tăng trọng vào đề làm giả gạch. Chính vì thế bạn phải thật tinh ý để tránh mua phải những con cua kém chất lượng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân.
Với những con cua giả bạn có thể để ý ở phía cuối phần diềm mai có gạch thật màu son nhạt (thiên xanh), còn những con cua thật có màu son tươi. Nếu bạn không phân biệt được rõ thì nên chọn mua cua thịt sẽ tốt hơn.
Cách phân biệt Cua thịt
Cua thịt hay còn gọi là Cua chắc, Cua Y có thể là cua cái hoặc cua đực. Khi chọn mua Cua thịt thì bạn nên chọn những con đực, vì có lượng thịt nhiều hơn, vừa chắc lại vừa ngon, thường thì cua thịt có 90% là thịt cua trở lên.
Phân biệt Cua thịt bằng cách nhìn và bóp
Nhìn yếm cua hình tam giác có đáy nhỏ, càng cua to khỏe.
Bạn có thể dùng tay bấm nhẹ vào nốt thứ 3 trong 5 nốt ở bụng cua để biết được cua ngon hay dở. Nếu bấm vào thấy cứng thì chứng tỏ thịt cua ngon và chắc. Còn nếu bấm vào thấy mềm thì là cua cũ, bở, thịt ít, bị mặn và không ngon.
Giá trị kinh tế
Trên thị trường, Cua gạch luôn có giá trị kinh tế cao hơn cua thịt, bởi số lượng cua gạch luôn ít hơn cua thịt. Ngoài ra, do hiện nay phong trào nuôi cua đang dần hình thành và phát triển, việc sản xuất giống nhân tạo cua biển đang được quan tâm. Cua gạch là những con cua có trứng đã thụ tinh vì vậy cua gạch thường được chọn vào mục đích sản xuất giống cua, không được chọn làm thực phẩm.
Qua bài viết này bạn hoàn toàn có thể tự tin ra chợ mua cua gạch và cua thịt mà không sợ bị mua nhầm, không đáng đồng tiền bỏ ra nhé!
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ :
Cửa Hàng Hải Sản Tươi Sống Cảng Hải Sản
– Địa chỉ : 100 Tân Kỳ Tân Quý, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM.
– Hoặc 192/19 Phan Văn Hân, Quận Bình Thạnh, TPHCM