1. Định nghĩa ván HDF
Ván HDF (High density fiberboard) còn gọi là Gỗ ván sợi mật độ cao – là sản phẩm ván gỗ công nghiệp thành phần chính là sợi gỗ (bột gỗ) được chế biến từ các loại gỗ mềm và gỗ cứng, chất kết dính và một số thành phần khác được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao.
Ván HDF còn gọi là Gỗ ván sợi mật độ cao, thành phần chính là sợi gỗ
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Vào năm 1898, một loại ván tương tự như gỗ HDF lần đầu tiên được sản xuất tại Anh bằng cách ép nóng giấy phế liệu.
Vào đầu những năm 1920, khi công nghệ ép bột gỗ ướt dưới nhiệt độ và áp suất cao được cải tiến thì đã cho ra đời những sản phẩm ván sợi mật độ cao hơn.
3. Thành phần cấu tạo ván HDF
Thành phần cấu tạo chính của ván HDF là bột gỗ, chất kết dính và một số thành phần khác (Parafin, chất làm cứng…).
4. Tính chất vật lý
- Ván HDF có màu đặc trưng của gỗ (vàng, nâu)
- Do có mật độ cao nên ván HDF có khối lượng khá cao
- Tỷ trọng trung bình từ 800 – 1040 kg/m3
5. Sản xuất ván HDF
Ván HDF được sản xuất bằng cách ép các sợi gỗ nhỏ dưới nhiệt độ và áp suất rất cao cùng với sự tham gia của chất kết dính và một số thành phần khác
Ván HDF cũng được sản xuất bằng cả công nghệ ướt và công nghệ khô
6. Ưu điểm của ván HDF
- Độ cứng và độ bền cơ lý, khả năng chịu va đập cao
- Khả năng chống ẩm, chống trầy xước tốt
- Khả năng cách âm, cách nhiệt, chịu tải trọng tốt
- Bề mặt nhẵn, mịn, đồng nhất nên có thể dễ dàng sơn, ép các bề mặt trang trí như Melamine, Laminate…
7. Ứng dụng ván HDF
- Ván HDF thường được sử dụng làm ván sàn hay tấm ốp cầu thang do có khả năng chịu tải trọng và chịu trầy xước tốt
- Ngoài ra, ván HDF cũng có thể được ứng dụng cho đồ ngoại thất