Mướp đắng còn được gọi là Khổ qua, Khổ là đắng, qua là dưa hay mướp. Nói văn vẻ là khổ qua, nhưng thực chất là mướp đắng, hay một số dân tộc thiểu số còn có tên gọi là cẩm lệ chi, lương qua, mướp mủ, chua hoa.
Theo Đông y mướp đắng vị đắng, lạnh; vào tỳ vị tâm can. Tác dụng thanh giải thử nhiệt, minh mục giải độc. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh sốt nóng mất nước, hội chứng lỵ, viêm cấp tính đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ), bệnh tiểu đường.
Theo y học hiện đại mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ.
Thành phần hóa học của khổ qua:
Thành phần dinh dưỡng trong 100g: Nước 93,8g, Năng lượng 79 kJ (19 kcal), Cacbohydrat 4.32 g, Đường 1.95 g, Chất xơ thực phẩm 2.0 g, Chất béo 0.18 g, Chất béo bão hòa 0.014 g, Chất béo không bão hòa đơn 0.033 g, Chất béo không bão hòa đa 0.078 g, Chất đạm 0.84 g.
Vitamin: Vitamin A equiv. (1%) 6 μg, Thiamine (B1) (4%) 0.051 mg, Riboflavin (B2) (4%) 0.053 mg, Niacin (B3) (2%) .280 mg, Vitamin B6 (3%) 0.041 mg, Folate (B9) (13%) 51 μg, Vitamin B12 (0%) 0 μg, Vitamin C (40%) 33.0 mg, Vitamin E (1%) 0.14 mg, Vitamin K (5%) 4.8 μg
Chất khoáng: Canxi (1%) 9 mg, Sắt (3%) 0.38 mg, Magiê (5%) 16 mg, Phốt pho (5%) 36 mg, Kali (7%) 319 mg, Natri (0%) 6 mg, Kẽm (8%) 0.77 mg.
Tác dụng của Khổ qua – Mướp đắng:
Liệt dương, di tinh, mộng tinh: hạt mướp đắng (lượng vừa phải) rang chín, tán bột. Mỗi lần uống với rượu (khoảng 10g) ngày 2 – 3 lần.
Trúng nóng phát sốt, đau mắt sưng đỏ: mướp đắng tươi 1 quả, cắt đôi bỏ ruột, cho lá chè vào rồi khâu lại, phơi ở chỗ thoáng gió râm mát cho khô rồi sắc nước uống hoặc pha uống thay chè, mỗi lần 10g.
Lở loét chảy nước, đau: mướp đắng (vừa đủ) giã nát đắp vào vết thương.
Chữa viêm họng: hạt mướp đắng 30g, lá rẻ quạt 15g, cam thảo 10g. Các vị tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước nguội.
Quá nóng sinh khát: mướp đắng 1 quả bổ ra bỏ ruột, cắt nhỏ, đun nước uống hoặc mướp đắng cũng làm như trên rồi giã nát, cho 50g đường trộn đều, để 2 giờ sau vắt lấy nước uống.
Chữa chốc đầu: mướp đắng 100g, mật lợn 100ml. Mướp đắng rửa sạch giã nhỏ trộn đều với mật lợn. Trước khi đắp thuốc cần dùng nước chè tươi đặc rửa sạch chỗ chốc rồi đắp thuốc lên. Ngày đắp một lần.
Chữa đái tháo đường: mướp đắng 100g, tươi thì hấp chín ăn, khô hãm nước sôi uống, dùng dài ngày.
Chữa lỵ: mướp đắng (vừa đủ) giã nát vắt lấy nước, mỗi lần 150ml, uống với nước sôi để nguội, ngày uống 2 lần.
Trị chứng rôm sảy: mướp đắng thái miếng xoa lên da. Nấu nước uống có thể tán nhiệt giải thử. Mướp đắng thái ra phơi khô là vị thuốc trị liệu phát sốt có hiệu quả.
Trị gan nhiễm mỡ: mướp đắng 20g, ngũ gia bì 12g, nhân trần 12g, cây chó đẻ 6g, cam thảo đất 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục nhiều ngày. Công dụng: thanh can hóa ứ, trừ thấp, thông lạc…
Bệnh zona: mướp đắng 20g, thổ linh 20g, cam thảo đất 16g, nam bạch chỉ 16g, kinh giới 12g, sài hồ 12g, thủ ô (chế) 10g, đương quy 12g, phòng sâm 12g, hoài sơn 12g, mã đề thảo 16g, bồ công anh 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Ho, đau rát họng, sổ mũi, hắt hơi: mướp đắng 20g, tía tô 16g, trần bì 12g, cát cánh 12g, mạch môn 16g, sâm hành 12g, sinh khương 6g, kinh giới 12g, cam thảo 12g, lá xương sông 16g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Chữa đái tháo đường: mướp đắng 20 – 25g sắc nước uống hằng ngày.
Trị sỏi đường tiết niệu: mướp đắng dùng cả cây và lá, thái ngắn phơi khô, cất giữ cẩn thận, mỗi ngày lấy 1 nắm nấu nước uống, uống liên tục nhiều ngày. Tác dụng: bào mòn và tống sỏi ra ngoài. Đây là bài thuốc kinh nghiệm của đồng bào ở Ninh Thuận, Bình Thuận thấy có kết quả cao.
Mùa hè bị cảm: ra nhiều mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, thở nông hụt hơi, buồn nôn, người chao đảo, mệt lả: mướp đắng 20g, biển đậu 16g, tang diệp 16g, hoàng kỳ 12g, mẫu lệ (chế) 12g, đương quy 12g, sa sâm 12g, quế 8g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
Trà dược trị tăng huyết áp: mướp đắng, hoa hòe, cam thảo đất, dừa cạn, rau má, lá đắng, mã đề, lá đinh lăng mỗi vị 100g (dược liệu ở dạng khô). Các vị sao giòn, tán vụn trộn đều, bảo quản trong bình kín tránh ẩm. Ngày dùng 35 – 40g, cho thuốc vào ấm, hãm nước sôi khoảng 15 phút là được. Uống dần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt, lợi tiểu, an thần, chống đau đầu, chao đảo, ổn định huyết áp, phòng ngừa tai biến.
Mặt trái của mướp đắng bạn cần phải biết
Làm tăng men gan
Ăn quá nhiều mướp đắng sẽ kiến các enzyme gan tăng cao, làm thay đổi hình dáng của tế bào gan. Bên cạnh đó nó còn chứa chất độc có tên là vicine gây nên hiện tượng nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Nếu bạn ăn phải những trái mướp đắng được trồng tại những vùng bị nhiễm kim loại nặng sẽ dẫn tới ngộ độc, gây tổn hại cho gan.
Không có lợi cho sự phát triển của trẻ
Ngoài những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe thì những chất độc gây hại cho sức khỏe cũng luôn tồn tại trong mướp đắng.
Nếu cho trẻ ăn quá sớm, khi đó hệ tiêu hóa của trẻ sẽ không đủ khả năng hấp thụ dinh dưỡng và đào thải độc tố từ mướp đắng.
Do đó, các mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn những món được chế biến từ mướp đắng.
Mướp đắng hạn chế khả năng thụ thai
Một nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng mướp đắng làm giảm khả năng thụ thai ở động vật.
Bởi trong mướp đắng có chứa một loại Protein có hoạt tính chống lại khả năng thụ thai ở chuột đực, gây xuất huyết ở chuột cái đang mang thai và làm giảm khả năng sản xuất tinh trùng ở chó đực khi chúng uống 1,7g nước mướp đắng/ ngày.
Gây thiếu máu tán huyết
Ăn nhiều mướp đắng có thể gây thiếu máu với những triệu chứng thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, hôn mê, đau bụng, sốt.
Những đối tượng không nên ăn mướp đắng
Phụ nữ muốn có thai và đang mang thai
Như đã nói ở trên, mướp đắng có tác động xấu đến khả năng sinh sản và thai nhi. Do đó những người đang mong muốn có con hay phụ nữ mang thai nên tránh xa món ăn từ mướp đắng.
Người bị bệnh gan, thận
Vì mướp đắng có thể làm tăng men gan, ảnh hưởng đến thận do gan khó đào thải được chất ra ngoài. Vì vậy những người mắc bệnh gan, thận không nên ăn mướp đắng.
Người mắc bệnh tiêu hóa
Mướp đắng có tác dụng tăng tiết men tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa tốt hơn nhưng nếu những người mắc bệnh đường tiêu hóa, hệ tiêu hóa yếu thì các hoạt chất trong mướp đắng kết hợp vào sẽ tạo nên sự “quá đà” và gây nên hiện tượng tiêu chảy, lỵ, gây các bệnh ở dạ dày.
Tham khảo viện khoa học nông nghiệp Việt Nam
Tags: Cung cap rau sach, Cung cấp rau sạch, Cung cấp rau cho nhà hàng, Cung cấp rau cho khách sạn, Cung cấp rau cho Siêu thị, Cung cấp rau sạch ĐaLat, Cung cấp rau rừng, Cung cấp rau sỉ, Cung cấp rau sạch giá sỉ, Cung cấp rau giá sỉ tốt nhất, rau sach, rau an toan, Cung cấp rau cho chợ đầu mối, Cung cấp rau cho trung tâm hội nghị tiệc cưới, Cung cấp rau sạch tại văn phòng