1. HÌNH DẠNG BU LÔNG NEO
Bulong neo hay còn gọi với cái tên bu lông móng, bu lông chân cột, bu lông neo trụ đèn hay anchor bolt… mục đích chính là để cố định các kết cấu thép, siết chặt vào bê tông, liên kết bệ móng nhà xưởng.
- Tùy vào mỗi công trình yêu cầu bu lông neo móng có hình dạng khác nhau như bu lông neo chữ L, J, I, V, U, v.v…
- Tùy vào mỗi bản vẽ kĩ thuật mà yêu cầu chiều dài, đường kính, chiều dài ren, cấp bền và lớp mạ bên ngoài khác nhau.
Tùy vào thiết kế mà có những hình dạng bu lông neo khác nhau
2. QUY CÁCH KÍCH THƯỚC BU LÔNG NEO
– Đường kính bu lông neo móng: M12, M14, M16, M18, M20, M22, M24, M27, M30, M32, M36, M39, M42, M45, M52, M56, M60, M64, M72, M100
– Tổng chiều dài bu lông neo: từ 300mm -> 4000 mm
– Chiều dài ren: theo yêu cầu
- Bề mặt: hàng đen, mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng
- Cấp bền: 4.6, 5.6, 6.6, 8.8
- Vật liệu chế tạo: thép carbon, thép hợp kim, thép không gỉ
- Tiêu chuẩn bu lông neo: DIN, TCVN, JIS, ASTM…
2. MÁC THÉP SẢN XUẤT BU LÔNG NEO
Bu lông neo thường được sử dụng thép carbon để gia công sản xuất như:
- Thép CT3, SS400 thường sử dụng để sản xuất bulong neo, bulong móng có cấp bền tương ứng cấp bền 3.6, 4.6.
- Thép C45 được dùng sản xuất bu lông neo móng có cấp bền tương đương cấp bền 5.6, 6.6.
- Thép 40X, SCM440 dùng để gia công bu lông neo móng khi yêu cầu của bản vẽ yêu cầu cấp bền của bu lông neo chân cột tương đương cấp bền 8.8.
Tùy vào yêu cầu kỹ thuật hay thiết kế bulong neo, bulong móng trụ đèn mà sau khi được sản xuất sẽ là hàng đen hoặc được đem đi mạ kẽm điện phân hay mạ kẽm nhúng nóng, mạ toàn thân hoặc chỉ mạ đầu ren.
Một số bulong neo móng thông dụng
3. THÍ NGHIỆM LỰC KÉO CƯỜNG ĐỘ BU LÔNG NEO
Bulong Ohio xin đưa ra cách tính nhanh cường độ bu lông neo như sau. Trị số 4.6, 5.6, 6.6, 8.8 thể hiện cấp bền của Bu lông neo móng. Từ trị số trên tính ra được lực kéo của bulong neo móng như sau:
- Giới hạn bền danh nghĩa (MPa) = ta lấy số đầu nhân với 100
- Giới hạn chảy (MPa) = ta lấy số thứ hai chia cho 10 x giới hạn bền (Mpa).
Như vậy:
Bu lông neo cấp bền 4.6 có giới hạn bền danh nghĩa là 4×100 = 400Mpa, giới hạn chảy là 400 x (6 / 10) = 240 Mpa.
Bu lông neo cấp bền 5.6 có giới hạn bền danh nghĩa là 5×100 = 500Mpa, giới hạn chảy là 500 x (6 / 10) = 300 Mpa.
Bu lông neo cấp bền 6.6 có giới hạn bền danh nghĩa là 6×100 = 600Mpa, giới hạn chảy là 600 x (6 / 10) = 360 Mpa.
Bu lông neo cấp bền 8.8 có giới hạn bền danh nghĩa là 8×100 = 800Mpa, giới hạn chảy là 800 x (8 / 10) = 640 Mpa => Bulong neo này được gọi là bu lông neo cường độ cao.
4. HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT VÀ ĐỊNH VỊ BU LÔNG NEO
Sau khi đã lựa chọn được Bu lông móng cột phù hợp với yêu cầu kỹ thuật thì bước tiếp theo là thi công và lắp đặt Bu lông chân cột thép.
Định vị bulong neo móng thực tế ngoài công trường
Bước 1: Sử dụng dưỡng bu lông, dùng thép tròn D8 hoặc D10 để cố định tạm các Bu lông móng trong cụm, cụm bu lông với thép chủ trong dầm, cột.
Bước 2: Kiểm tra, định vị tim, cốt trong mỗi cụm và các cụm với nhau theo bản vẽ thiết kế lắp dựng. Sử dụng máy kinh vỹ, máy thủy bình, hoặc máy toàn đạc điện tử để thực hiện (thiết bị đo đạc phải được kiểm định).
Bước 3: Kiểm tra chiều nhô cao của Bu lông neo chân cột lên so với cốt +/-0.00m trong bản vẽ thiết kế (thông thường khoảng 100mm).
Bước 4: Bu lông móc phải được đặt vuông góc với mặt phẳng chịu lực thiết kế lý thuyết (có thể là mặt bê tông, mặt bản mã).
Bước 5: Sau khi căn chỉnh xong, cố định chắc chắn các cụm bu lông với thép chủ, với ván khuôn, với nền để đảm bảo bu lông không bị chuyển vị, dịch chuyển trong suốt quá trình đổ bê tông.
Bước 6: Dùng nilon bọc bảo vệ lớp ren bulong móng cột khi đã lắp dựng xong để tránh bị hỏng ren khi đổ bê tông.
Bước 7: Lập bảng kiểm tra, nghiệm thu mặt bằng tim, cốt bu lông móng đã lắp dựng
5. QUY TRÌNH SẢN XUẤT BU LÔNG NEO MÓNG
Phôi thép C45 và Quy trình tiện ren bulong neo móng
Bước 1: Chọn mác thép, test nguyên liệu. Thường sử dụng mác thép thép CT3, CT4, SS400, C45, 40X, SUS 201, SUS 304 nguyên vật liệu được đem đi test trước khi gia công.
Bước 2: Cắt thép, cán ren. Các phôi thép tròn sẽ được đem qua máy cắt để cắt chiều dài tổng theo quy cách và sau đó được đem qua máy tiện để tiện ren theo chiều dài ren yêu cầu trong bản vẽ.
Bước 3: Tạo hình. Bước tiếp theo bulong neo chân cột đèn sẽ đem qua máy bẻ hoặc uốn theo hình dạng chữ L, chữ J, chữ I…theo đúng hình dạng bản vẽ yêu cầu.
Bước 4: Xử lý bề mặt. Bulong móng cẩu tháp sẽ được để nguyên bản hay đem đi xi mạ kẽm điện phân hoặc mạ kẽm nhúng nóng tùy thuộc vào hồ sơ kĩ thuật yêu cầu của mỗi công trình.
Bước 5: Kiểm tra, đóng gói. Bu lông neo móng sau khi được gia công sản xuất xong sẽ được kiểm tra về chất lượng cũng như số lượng trước khi đóng gói và giao tới công trình.
6. ỨNG DỤNG BU LÔNG NEO
Bu lông neo được sử dụng rất nhiều trong xây dựng nhà thép tiền chế, nhà xưởng sản xuất, các trạm biến áp, cột đèn đường chiếu sáng, cầu đường, điện năng lượng mặt trời…