Mô tả chi tiết
Cấu tạo bu lông nở inox 304:
Bu lông nở inox 304 có hình dạng tròn thân bu lông bên ngoài có bộ phận giãn gọi là áo nở, bu lông nở rất đa dạng về kích thước, được thiết kế sản xuất phù hợp với từng mục đích và nhu cầu sử dụng, mỗi 1 bộ bu lông nở inox 304 gồm có 01 bu lông, 01 áo nở, 1 long đen phẳng, 1 long đen vênh và có từ 1-2 đai ốc (ê cu), tùy vào điều kiện làm việc và chịu tải.
Vật liệu sản xuất bu lông nở inox 304:
Bu lông nở inox 304 sử dụng cho các mối ghép liên kết yêu cầu độ thẩm mỹ cao, khả năng chịu ăn mòn lớn, thì bu lông nở inox 304 được sản xuất bằng chất liệu thép không gỉ INOX 304. Thép không gỉ INOX 304 với các ưu điểm như:
1. Khả năng chống ăn mòn:
Bu lông INOX 304 có khả năng chống ăn mòn rất tốt khi tiếp xúc với các loại Acid vô cơ. Chúng thường được dùng trong môi trường axit, môi trường có hàm lượng hóa chất cao như: ngành chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, y tế,…
2. Khả năng chống chịu nhiệt:
Bu lông INOX 304 có thể chịu được nhiệt độ lên đến 870 độ C và 925 độ C. Ngoài ra nó còn có khả năng dẻo dai tuyệt vời khi hạ đến nhiệt độ nhất định.
Thông số, kích thước của Bu lông nở INOX 304:
Thi công
Việc thi công nở rất đơn giản và trải qua một số bước như sau:
- Bước 1: Khoan lỗ phù hợp với thiết kế về chiều sâu và đường kính lỗ, đường kính lỗ là thông số quan trọng nhất khi khoan lỗ, vì vậy phải đặc biệt chú ý đường kính khi khoan lỗ phải lựa chọn mũi khoan có đường kính phù hợp. Về chiều sâu lỗ thì có khoan quá một chút cũng không có vấn đề gì.
- Bước 2: Vệ sinh lỗ khoan bằng dụng cụ chuyên dùng.
- Bước 3: Đưa tắc kê nở đinh và lỗ và điều chỉnh đai ốc sao cho phù hợp với thiết kế đưa ra.
- Bước 4: Đóng đinh và cố định bu lông, sẽ làm chắc chắn liên kết.
- Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh lại bu lông nở đinh cho theo ý muốn.
Ưu điểm
Bu lông nở chứa đựng rất nhiều ưu điểm như:
- Thi công đơn giản, không cần dụng cụ phức tạp.
- Khả năng chịu lực tốt.
- Có khả năng chịu được lực động, chính vì vậy tại Nhật Bản hay chịu động đất, nở đinh được sử dụng rất nhiều trong thi công.