bulong 8.8 được liệt kê vào nhóm bulong cường độ cao, là dạng bulong chịu lực tốt, được chia làm hai dạng bulong ren suốt và bulong ren lửng, tùy vào mỗi công trình có yêu cầu kỹ thuật, vị trí địa lý… khác nhau mà nó sẽ được xử lý bề mặt sao cho phù hợp, chúng ta có bulong 8.8 hàng đen, bulong 8.8 hàng mạ kẽm hoặc bulong 8.8 mạ kẽm nhúng nóng.
bulong cường độ 8.8 có nghĩa là: Giới hạn bền đứt: sb min = 800 N/mm2, Giới hạn chảy: sc min = 640 N/mm2
Trong đó các tiêu chí cần thiết để đánh giá cường độ một bu lông (bulong) bao gồm các chỉ tiêu sau:
– Giới hạn bền đứt (Tensile strength): sb (N/mm2 hoặc MPa)
– Giới hạn chảy (Yield Strength) : sc (N/mm2 hoặc MPa)
– Giới hạn chảy quy ước (Yield Strength): s0.2 (N/mm2 hoặc MPa) – Khi không dùng chỉ tiêu giới hạn chảy thì dùng chỉ tiêu giới hạn chảy quy ước.
– Độ cứng (Hardness): Có nhiều loại độ cứng tuỳ thuộc vào phương pháp thử: Độ cứng Vicke (HV), độ cứng Brinen (HB), độ cứng Rockwell (HR)
– Độ giãn dài tương đối (Enlongation): d(%)
– Độ dai va đập (Impact strength): J/cm2
– Ứng suất thử (Stress under proof load: sF (N/mm2 hoặc sF/s01 hoặc sF/s02).
– Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu để đánh giá như: Độ bền đứt trên vòng đệm lệch, độ bền chỗ nối đầu mũ và thân bulông, chiều cao nhỏ nhất vùng không thoát cacbon, chiều sâu lớn nhất cửa vùng thoát cacbon hoàn toàn.
– Ứng suất (s) được xác định bằng lực tác dụng trên một đơn vị diện tích, s = F/S (N/mm2) hoặc (MPa)
– Giới hạn đàn hồi (còn gọi là giới hạn tỷ lệ) se là ứng suất quy ước lớn nhất mà tại đó biểu đồ kéo vẫn còn quan hệ đường thẳng hay là khi bỏ tải mẫu trỏ lại kích thước ban đầu.
– Giới hạn chảy là ứng suất quy ước mà tại đó vật liệu bắt đầu “chảy” tức tiếp tục biến dạng với ứng suất không đổi tương ứng với đoạn nằm ngang trên biểu đồ kéo. Giới hạn chảy quy ước là ứng suất quy ước mà độ giãn dài dư tương đối (tức là khi đã bỏ tải trọng) là 0,2%.
– Giới hạn bền là ứng suất quy ước tương ứng với lực kéo lớn nhất mà mẫu chịu được trước khi đứt.
– Độ giãn dài tương đối: dL = (L1-Lo)/Lo x 100%
– Độ thắt tiết diện: dS = (So – S1)/So x 100%.
– Độ dai va đập là công cần thiết để phá huỷ một đơn vị diện tích, mặt cắt ngang của mẫu ở chỗ có rãnh (ak, KJ/m2). Thử va đập để đánh giá khả năng phá huỷ giòn của vật liệu cũng như khả năng làm việc dưới tải trọng va đập.
– Tải trọng mỏi là tải trọng biến đổi theo thời gian, có quy luật được lặp lại tuần hoàn rất nhiều lần, thường dẫn đến phá huỷ ở ứng suất thấp hơn giới hạn bền kéo tĩnh.
– Độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo của vật liệu thông qua tác dụng của mũi đâm.
+ Độ cứng biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo của bề mặt chứ không phải của toàn sản phẩm.
+ Độ cứng càng cao tính chống mài mòn càng tốt.
+ Độ cứng có quan hệ nhất định với giới hạn bền kéo và khả năng gia công cắt.
Với cơ tính như vậy, bulong liên kết 8.8 thường được sử dụng đối với các công trình có đòi hỏi kỹ thuật cao, như nghành Điện lực, Cầu vượt thép,…trong đó chủ yếu là trong lĩnh vực lắp dựng nhà thép tiền chế.
Tại sao quý khách hàng nên lựa chọn Bolts Vina là nhà cung cấp bulong 8.8
- Nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo đúng chất lượng yêu cầu
- Giá cả cạnh tranh, hợp lý nhất
- Giao hàng kịp thời, nhanh, đầy đủ
- Đa dạng chủng loại, qui cách để đáp đúng được yêu cầu kỹ thuật của công trình.