Mô tả
Bulong liên kết cấp bền 4.8 là loại bulong cường độ thấp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là một trong những loại bulong liên kết có hình dạng thanh trụ tròn phần đầu có 6 cạnh, phần thân tiện ren suốt được thiết kế để sử dụng kết hợp với tán (hay còn gọi là đai ốc) có thể tháo lắp hay hiệu chỉnh khi cần thiết.
Bu lông liên kết cấp bền 4.8 được STC nhập khẩu 100% tại Hàn Quốc (KPF) theo tiêu chuẩn quốc tế DIN, ASTM, TCVN…Bulong liên kết cấp bền 4.8 được sử dụng trong các công trình, cơ khí xây dựng, lắp ráp chế tạo máy móc…
Ý nghĩa kí hiệu và cấp độ của bulong liên kết cấp bền 4.8
Cấp của bulong
Cấp của bulong được đại diện bằng 2 hoặc 3 ký tự số Latinh và một dấu chấm ngay trên đỉnh của con bulong.
Tương tự hầu hết các cách ký hiệu khác trong hệ mét là mỗi con số đều mang một giá trị trực tiếp nào đó. Số trước dấu chấm cho ta biết 1/10 độ bền kéo tối thiểu của con bulong (đơn vị là kgf/mm2). Số còn lại cho biết 1/10 giá trị của tỷ lệ giữa giới hạn chảy và độ bèn kéo tối thiểu, biểu thị dưới dạng %.
Trên thế giới, bulong hệ mét được sản xuất chủ yếu với các cấp từ 3.8 đến 12.9, nhưng trong các ngành công nghiệp cơ khí, cụ thể là ngành công nghiệp xe hơi, các cấp chủ yếu được sử dụng là 8.8, 10.9 và 12.9. Đây gọi là các bulong cường độ cao.
Nếu việc đánh dấu trên đầu con bulong không thể thực hiện, người ta còn dùng một cách khác là đánh các ký hiệu đặc biệt vào
Có một điều chú ý là bulong hệ mét chỉ được đánh dấu cấp khi có kích thước từ M6 trở lên và/hoặc từ cấp 8.8 trở lên.
Cấp của đai ốc
Cấp của đai ốc cũng được ký hiệu bằng số Latinh. Con số này cho biết 1/10 giá trị thử bền danh định quy ước của con đai ốc tương ứng tính bằng kgf/mm2 – giá trị này tương ứng với giá trị bền kéo của con bu-lông. Nói một cách khác, cấp của đai ốc cho ta biết nó phù hợp với bulong thuộc cấp nào.
Các size thông dụng của Bulong liên kết cấp bền 4.8
- Size bulong được tính bằng đơn vị (mm) và được kí hiệu bằng M
- Đường kính bulong liên kết với các size thông dụng như: M5 ~ M42.
- Chiều dài bulong liên kết với các size thông dụng như: 15 ~ 300.
- Size tán hay còn gọi là đai ốc có các size thông dụng như: M5 ~ M42.
- Size lông đền phẳng có size thông dụng như: M6 ~ M42.
Lưu ý: Các size do STC chúng tôi phân phối đều theo hệ Mét và đơn vị tính là (mm).
Bề mặt Bulong liên kết cấp bền 4.8
- Mạ kẽm điện phân (xi trắng xanh hoặc xi tro).
- Mạ kẽm nhúng nóng.
- Hàng đen.
- Hàng thô.
Bulong liên kết cấp bền 4.8 tại STC thông thường sẽ mặt định bề mặt là xi trắng, ngoài ra có thể nhúng nóng theo yêu cầu sử dụng của từng khách hàng.
Các thông số cơ tính của bulong
- Ứng suất (s) được xác định bằng lực tác dụng trên một đơn vị diện tích, s = F/S (N/mm2) hoặc (MPa).
- Giới hạn đàn hồi hay còn gọi là giới hạn tỷ lệ se là ứng suất quy ước lớn nhất mà tại đó biểu đồ kéo vẫn còn quan hệ đường thẳng hay là khi bỏ tải mẫu trỏ lại kích thước ban đầu.
- Giới hạn chảy là ứng suất quy ước mà tại đó vật liệu bắt đầu “chảy” tức tiếp tục biến dạng với ứng suất không đổi tương ứng với đoạn nằm ngang trên biểu đồ kéo. Giới hạn chảy quy ước là ứng suất quy ước mà độ giãn dài dư tương đối (tức là khi đã bỏ tải trọng) là 0,2%.
- Giới hạn bền là ứng suất quy ước tương ứng với lực kéo lớn nhất mà mẫu chịu được trước khi đứt.
- Độ giãn dài tương đối: dL = (L1-Lo)/Lo x 100%
- Độ thắt tiết diện: dS = (So – S1)/So x 100%.
- Độ dai va đập là công cần thiết để phá huỷ một đơn vị diện tích, mặt cắt ngang của mẫu ở chỗ có rãnh (ak, KJ/m2). Thử va đập để đánh giá khả năng phá huỷ giòn của vật liệu cũng như khả năng làm việc dưới tải trọng va đập.
- Tải trọng mỏi là tải trọng biến đổi theo thời gian, có quy luật được lặp lại tuần hoàn rất nhiều lần, thường dẫn đến phá huỷ ở ứng suất thấp hơn giới hạn bền kéo tĩnh.
- Độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo của vật liệu thông qua tác dụng của mũi đâm và biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo của bề mặt chứ không phải của toàn sản phẩm, chính vì thế độ cứng càng cao tính chống mài mòn càng tốt.
Những phương pháp đo độ cứng
- Độ cứng Brinen (HB) là số thứ nguyên được xác định khi ép một viên bi tiêu chuẩn dưới tải trọng P xác định lên bề mặt vật liệu, sau khi bỏ tải bi sẽ để lại vết lõm có diện tích lõm F.
- Độ cứng Rocven là loại độ cứng quy ước (không có thứ nguyên) xác định bằng chiều sâu gây ra bởi tác dụng của tải trọng chính P1 đặt vào rồi bỏ đi. HRB dùng bi thép và P = 100 kg; HRC dùng mũi kim cương và P = 150 kg; HRA dùng mũi kim cương và P = 60 kg.
- Độ cứng Vicke giống với đo độ cứng Brinen, chỉ khác mũi đâm bằng kim cương dạng hình tháp, bốn mặt đều với góc ở đỉnh giữa hai mặt đối diện là 1360; tải trọng tác dụng nhỏ.