Click to enlarge

Thanh ren (ty ren) mạ kẽm

Đánh giá sản phẩm
4.5/5
74 Lượt xem
18 Lượt mua
Giá bán: Liên Hệ

Số lượng đặt hàng tối thiểu (MOD) 1 Cây

Thời gian giao hàng dự kiến tương tác trực tiếp nhà cung cấp

Hỗ trợ người bán:
✔ Giao dịch an toàn
Thanh toán:
Đổi trả và bảo hành:

Công ty TNHH phát triển thương mại Thọ An

Nhà sản xuất, chế tạo

6 YRS

Địa chỉ: Số 14/322 Lê Trọng Tấn – Q. Thanh Xuân – TP. Hà Nội

Gợi ý cho bạn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin tổng quan

Thông số sản phẩm

Thương hiệu:
Thọ An
Model Number:
TRM
Thanh ren cấp bền 4.8:
400 Mpa = 4000 kg/cm2.
Thanh ren cấp bền 5.6:
500Mpa = 5000kg/cm2.
Thanh ren cấp bền 8.8:
800Mpa = 8000kg/cm2

Mô tả chi tiết

1. Mô tả về Thanh ren (ty ren) mạ kẽm:

Thanh ren mạ kẽm hay tên gọi khác là ty ren, ty răng thép, ty treo, ty treo trần, ty treo máng cáp là sản phẩm cực kỳ quan trọng trong xây dựng công trình đặc biệt nhất là lắp đặt điện nước, hệ thống điều hòa, hệ thống phòng cháy chữa cháy trong các tòa nhà cao tầng và hệ thống nhà xưởng. Thanh ren mạ kẽm được ứng dụng rất nhiều trong việc xây dựng những công trình dân dụng.

Thanh ren (ty ren) mạ kẽm

Thanh ren (ty ren) mạ kẽm

2. Thông số kỹ thuật của Thanh ren (Ty ren) mạ kẽm:

Tùy vào điều kiện làm việc, chịu tải trọng và môi trường khác nhau mà thanh ren được sản xuất với cấp bền và nước mạ khác nhau.

Về kích thước: Thanh ren thường được chế tạo với chiều dài từ 1-3m, đường kính thanh ren được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 975 từ M6, M8…. Đến M42.

Thanh ren được phân thành các loại theo cấp bền khác nhau thanh ren cấp bền 3.6, 4.6, 4.8, 5.6, 6.8 và 8.8

.Đối với các cấp bền khác nhau thì độ chịu tải (tải trọng) của thanh ren là khác nhau. Để biết thanh ren thường dùng có thể treo được một vật nặng bao nhiêu kilogam thì chúng ta phải biết được kích thước của thanh ren và cấp độ bền của thanh ren. Trong bài viết này Công ty Thọ An rất hân hạnh được giới thiệu với quý khách hàng phương pháp tính tải trọng treo của thanh ren theo cấp độ bền mong rằng có thể giúp ích cho bạn.

Các loại ty ren thông thường hay dùng trong xây dựng thì thanh ren thường có có bền thấp là loại 3.6. Với cấp bền này thì độ bền kéo của thanh ren là 300 Mpa. Ở đây, ta chỉ quan tâm đến độ bền kéo do thanh ren làm việc chủ yếu chịu lực kéo thôi, ta làm ví dụ đối với các thanh ren hay dùng trong thi công là: thanh ren M6, thanh ren M8, thanh ren M10, thanh ren M12, các loại thanh ren khác thì cách tính tương tự.

Theo tiêu chuẩn TCVN 1916-1996 đối với thanh ren có bước ren thô thì tiết diện của thanh ren M6, M8, M10, M12 lần lượt bằng: 20.1 mm2, 36.6 mm2, 58 mm2, 84.3 mm2.

Vậy lực treo mà các thanh ren chịu đựng được là:

– Lực thanh ren M6 = (300 Mpa x 20.1 mm2) : 9.81 = 614.67 kgf,  ta thấy thanh ren M6 có thể chịu được lực kéo tới 614.67 Kg mới có thể bị phá hủy.

–Lực thanh ren M8 = (300 Mpa x 36.6 mm2) : 9.81 =1119.27 kgf, ta thấy thanh ren M8 có thể chịu lực kéo khoảng 1 tấn mới bị phá hủy.

– Lực thanh ren M10 = ( 300 Mpa x 58 mm2) : 9.81 =1773.70 kgf , ta thấy thanh ren M10 có thể chịu lực kéo khoảng 1,7 tấn mới bị phá hủy.

– Lực thanh ren M12 = ( 300 Mpa x84.3mm) : 9.81 = 2577.98 kgf, ta thấy thanh ren M12 có thể chịu lực kéo lên đến 2,5 tấn.

–Thanh ren cấp bền 4.8: đây là những thanh ren cấp bền thường, loại này chịu được lực kéo tối thiểu là 400 Mpa = 4000 kg/cm2.

– Thanh ren cấp bền 5.6: là những thanh ren cấp bền trung bình, loại này chịu được lực kéo tối thiểu là 500Mpa = 5000kg/cm2.

–Thanh ren cấp bền 8.8 : Là loại thanh ren cường độ cao, nó chịu đựng được lực kéo tối tiểu là 800Mpa = 8000kg/cm2.

Ở đây ta chỉ quan tâm đến giới hạn bền kéo bởi vì thanh ren chủ yếu dùng để treo các chi tiết khác. Như vậy khi tính toán thiết kế để chọn thanh ren phù hợp cho công trình thì ta dựa vào lực bền của thanh ren và tiết diện của thanh ren từ đó suy ra được thanh ren đó có thể treo được vật  nặng bao nhiêu kg.

Bản vẽ những thông số cơ bản của thanh ren (tyren,tiren, ty treo)

Thống số kỹ thuật của Thanh ren (tyren, tiren, ty treo) mạ kẽm    

3. Phân loại Thanh ren (ty ren):

3.1 Phân loại theo cấp độ bền:

– Lực thanh ren M6 = (300 Mpa x 20.1 mm2) : 9.81 = 614.67 kgf,  ta thấy thanh ren M6 có thể chịu được lực kéo tới 614.67 Kg mới có thể bị phá hủy.

–Lực thanh ren M8 = (300 Mpa x 36.6 mm2) : 9.81 =1119.27 kgf, ta thấy thanh ren M8 có thể chịu lực kéo khoảng 1 tấn mới bị phá hủy.

– Lực thanh ren M10 = ( 300 Mpa x 58 mm2) : 9.81 =1773.70 kgf , ta thấy thanh ren M10 có thể chịu lực kéo khoảng 1,7 tấn mới bị phá hủy.

– Lực thanh ren M12 = ( 300 Mpa x84.3mm) : 9.81 = 2577.98 kgf, ta thấy thanh ren M12 có thể chịu lực kéo lên đến 2,5 tấn.

–Thanh ren cấp bền 4.8: đây là những thanh ren cấp bền thường, loại này chịu được lực kéo tối thiểu là 400 Mpa = 4000 kg/cm2.

– Thanh ren cấp bền 5.6: là những thanh ren cấp bền trung bình, loại này chịu được lực kéo tối thiểu là 500Mpa = 5000kg/cm2.

–Thanh ren cấp bền 8.8 : Là loại thanh ren cường độ cao, nó chịu đựng được lực kéo tối tiểu là 800Mpa = 8000kg/cm2.

Từ các số liệu kể trên cho thấy các thanh ty ren có cấp bền thấp thường dùng trong thi công hệ thống cơ điện, điều hòa thông gió hoàn toàn đủ tải nếu không muốn nói là thừa tải trọng. Tuy nhiên, trong quá trình thi công vẫn có sai số do lắp ghép nên có thể số liệu trên thực tế và lý thuyết có sự khác nhau. Nhưng nhìn chung với tải trọng như thế các thanh ren bình thường vẫn cho hệ số an toàn khá cao.

3.2 Phân loại theo tình trạng lớp mạ:

– Thanh ren mạ điện phân, mạ kẽm: Loại này là loại mạ thông thường và hay sử dụng nhất, gần như tất cả các thanh ren thông thường đều sử dụng phương pháp mạ điện phân bởi tính kinh kế và khả năng chịu đựng trong môi trường khô ráo khi sử dụng trong các tòa nhà của ty ren là khá tốt.

– Thanh ren mạ kẽm nhúng nóng: Loại này thường sử đụng cho các thanh ren có đường kính lớn từ D14 (M14) trở lên bởi chiều dày lớp mạ nhúng nóng khá lớn nên nếu sử dụng cho thanh ren có đường kính nhỏ và bước ren thấp thì thanh ren đó không thể lắp ráp được. Các thanh ren mạ kẽm nhúng nóng có khả năng chịu đựng với điều kiện khí hậu ngoài trời khá tốt.

– Thanh ren nhuộm đen: Loại này thường sử dụng cho những thanh ty ren có cường độ cao là cấp độ bền 8.8.

– Thanh ren màu đen (màu của thép): loại thanh ren này là loại thô, sau khi tạo ren xong nười ta không xử lý bề mặt cho chúng mà sử dụng ngay.

3.3 Phân loại theo kích thước:

– Thanh ren M6/d6 (phi 6): người ta thường sử dụng phôi có đường kính từ 4.6mm-5mm để cán thành ren.

– Thanh ren M8/d8 (phi 8): phôi dùng để cán loại này thường có đường kính từ 6.8mm – 7mm.

– Thanh ren M10/D10 (phi 10): Sử dụng phôi có đường kính từ 8.6mm-8.8mm.

– Thanh ren M12/D12 (phi 12): thanh ren này thường được dùng để thi công nhà xưởng sản xuất, bề mặt được mạ kẽm , đường kính phôi sử dụng để cán ren từ 10.5 -10.8mm.

Ngoài ra còn có rất nhiều đường kính khác như: M16/M18/M20…M42.

4. Vật liệu chế tạo Thanh ren (tyren, tiren, ty treo):

Tùy vào môi trường làm việc, chịu tải trọng khác nhau mà thanh ren mạ kẽm (ty ren) được sản xuất với vật liệu, cấp bền và kiểu mạ khác nhau. Thanh ren (ty ren, tiren, ty treo) được sản xuất từ vật liệu thép hợp kim như: CT3, SS400, C45… hoặc theo cấp bền 3.6; 4.6; 5.6; 6.8; 8.8. Bề mặt Thanh ren (ty ren, tiren, ty treo) nếu được sản xuất bằng thép hợp kim như CT3, C45… thì thông thường được mạ bằng phương pháp mạ điện phân, mạ kẽm, khi thanh ren (ty ren) phải làm việc trong môi trường khắc nghiệt hơn người ta còn mạ thanh ren bằng phương pháp mạ kẽm nhúng nóng hoặc nhuộm đen.

Về cấu tạo thì thanh ren mạ kẽm (ty ren, tiren, ty treo) có cấu tạo cực kỳ đơn giản, chỉ là một thanh hình trụ, hai đầu như nhau, có tiện ren suốt theo tiêu chuẩn hệ mét.

Về kích thước: Thanh ren mạ kẽm (ty ren) thường được sản xuất với chiều dài thanh ren từ 1-3m, đường kính thanh ren được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN 975 từ M3, M8…. Đến M36.

Ưu điểm của thanh ren trong quá trình sử dụng, đó là có thể thay đổi chiều dài của thanh ren tùy ý một cách cực kỳ dễ dàng, nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc cụ thể.

Thanh ren (ty ren) mạ kẽm

Thanh ren (tyren, tiren, ty treo) mạ kẽm

5. Ứng dụng của thanh ren (tyren, tiren, ty treo) mạ kẽm:

Thanh ren (tyren, tiren, ty treo) có công dụng là lien kết một kết cấu nào đó với dầm bê tông, với tường bê tông hay nền bê tông.

Thanh ren được ứng dụng để tạo các liên kết kết cấu với thép cấy sau khi mở rộng liên kết vào tường, cầu thang, cột, nền móng.

Thanh ren cũng có thể được ứng dụng để thay thế  hoặc bổ sung chỗ thép bị thiếu hay sai vị trí.

Thanh ren được ứng dụng để lắp bu lông cho các liên kết thép kết cấu như các trụ thép, dầm…

Thanh ren thường sử dụng để cải tạo mới kết cấu của tòa nhà , cầu và các kết cấu dân dụng khác. Thay thế, phục hồi và gia cường các phần bê tông yếu.

Thanh ren cực kỳ chắc chắn khi sử dụng để neo bulong cho các kết cấu phụ trợ.

Thanh ren cũng thường ứng dụng để lắp đặt cột móng giá để hàng, cột móng các chuồng trại chăn nuôi.

Thanh ren (tyren) mạ kẽm trong thi công hệ thống ống thông gió

6. Báo giá Thanh ren (tyren, tiren) mạ kẽm:

Giá Thanh ren (ty ren) mạ kẽm được quyết định bởi giá nguyên vật liệu đầu vào. Do giá sắt thép biến động rất nhiều, vậy nên giá sản phẩm Thanh ren (ty ren) mạ kẽm cũng phụ thuộc vào từng thời điểm. Qúy khách có nhu cầu mua sản phẩm Thanh ren (ty ren) mạ kẽm vui lòng liên hệ với chúng tôi để có được báo giá tốt nhất.

HỒ SƠ CÔNG TY

Tên công ty: Công ty TNHH phát triển thương mại Thọ An
Mã số thuế:
Ngày bắt đầu hoạt động: 18-01-2019
Địa chỉ đăng ký kinh doanh: Số 14/322 Lê Trọng Tấn – Q. Thanh Xuân – TP. Hà Nội

Chất lượng sản phẩm

w*******************d

Malaysia

The item received safely. Thank you.

15 Nov 2020

5

w*******************d

Malaysia

The item received safely. Thank you.

15 Nov 2020

5

w*******************d

Malaysia

The item received safely. Thank you.

15 Nov 2020

5

w*******************d

Malaysia

The item received safely. Thank you.

15 Nov 2020

5

Nhận miễn phí báo giá từ nhiều nhà bán hàng

  • Cho chúng tôi biết
    Bạn cần gì

  • Nhận báo giá
    từ người bán hàng

  • Thỏa thuận
    để chốt giao dịch

Để Lại Yêu Cầu Của Bạn

Sản phẩm cùng nhà cung cấp