Rau răm là loại gia vị rất quen thuộc ở Việt Nam, Lào và Camphuchia. Rau răm không chịu được hạn, ưa khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Rau răm thích ẩm, chịu nóng và có thể sống trong môi trường ngập nước. Rau dễ trồng đến mức tồn tại gần như hoang dại bởi có khả năng mọc chồi gốc và chồi thân khỏe.
Theo đông y: Rau răm có tác dụng chống viêm hạ khí, kích thích tiêu hoá, trừ phong hàn, hoạt huyết tiêu độc. Rau răm được dùng cả lá cả cây. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô, được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác thành bài.
Rau răm không độc và thường được ứng dụng những trường hợp sau đây:
· Bụng đầy trướng tiêu hoá trì trệ : Dùng một nắm rau răm rửa sạch giã nhỏ vắt lấy nước uống. Xác bã đem xoa vào bụng (xoa tập trung vào vùng rốn).
· Cảm cúm hắt hơi sổ mũi: Rau răm một nắm, gừng sống 3 lát. Hai thứ giã nhỏ vắt lấy nước uống. Hoặc rau răm 20g, tía tô 20g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g. Kiện 10g. Sắc uống.
· Chữa rắn cắn: Rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho nạn nhân uống, xác bã đắp vào nơi vết cắm băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt).
· Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.
· Nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
· Mụn nhọt đang ở giai đoạn cương: Rau răm một nắm, muối vài hạt. Hai thứ giã nhỏ, đắp vào nhọt băng lại. Ngày thay thuốc 1 lần. Phương này dùng cho tất cả những trường hợp mụn nhọt, áp se đang ở giai đoạn đầu.
· Chữa hắc lào, ghẻ lở: Rau răm toàn cây ngâm rượu. Lấy rượu đó bôi hoặc lấy bã đắp rồi băng lại.
· Chữa bỗng dưng đau tim không chịu nổi: Dùng rễ rau răm 50 g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.
· Chữa tê bại, vết thương bầm tím sưng đau: Rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.
· Chữa kém ăn: Rau răm ăn theo gia vị hoặc dùng cả cây 10-20g sắc uống sau bữa ăn.
Tác dụng phụ lớn nhất của rau răm mà ai cũng phải biết đó là làm giảm ham muốn tình dục của nam giới. Đồng thời, ăn nhiều rau răm cũng sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, rối loạn kinh nguyệt và làm giảm ham muốn ở nữ giới,…
· Gây rong huyết: Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt không được ăn rau răm vì nó sẽ khiến bạn bị rong kinh.
· Dễ gây sảy thai: Phụ nữ mang thai không được ăn rau răm để tránh bị sảy thai.
· Những người ốm, yếu, máu nóng không nên ăn rau răm vì rất hại.
Rau răm tuy không độc, nhưng nhân dân có kinh nghiệm từ xưa lưu truyền lại: dùng nhiều rau răm quá thì hại về mặt sinh lý, kém cường dương tráng khí, chân huyết cũng khó đi, hay phá huyết, nên khi có thai cũng không nên ăn nhiều rau răm.
Bất kỳ loại nào cũng vậy bạn không nên quá lạm dụng, ăn vừa phải để đầy đủ chất.
Hy vọng bài viết những tác dụng và tác hại của rau răm bạn nên biết mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích.
Tham khảo Viện Y Học Cổ Truyền Việt Nam