Cà tím còn có tên cà dái dê, cà tím dài, cà dê. Không lẫn cà pháo cà dừa, cà bát vỏ tím trong đông y gọi chung các loại cà là giã tử, ái qua, nuy qua, …
Theo đông y cà tím có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, thông mật, nhuận tràng, điều hòa tiêu hóa, thông tiểu, cà tác dụng hoạt lợi (nhuận trường), lợi tiểu, trị thũng, thấp độc, trừ hòn cục trong bụng (chưng hà), chứng lao truyền, ôn bệnh trong 4 mùa (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa). Tán huyết tiêm viêm, chỉ thống làm, đầy da thịt, ích khí lực, chướng khí…cùng nhiều chứng bệnh.
Thành phần hóa học của cà tím:
Giá trị dinh dưỡng 100 g cà tím gồm: nước chiếm 92%, Calo (kcal) 24, Lipid 0,2 g, Cholesterol 0 mg, Natri 2 mg, Kali 229 mg, Cacbohydrat 6 g, Chất xơ 3 g, Đường 3,5 g, Protein 1 g, Vitamin A 23 IU, Vitamin C 2,2 mg, Canxi 9 mg, Sắt 0,2 mg, Vitamin D 0 IU, Vitamin B6 0,1 mg, Vitamin B12 0 µg, Magiê 14 mg.
Công dụng của cà tím:
Thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hạ áp huyết, ung thư, gout: Cà tím 200g, mã đề 15g, hành 10g, gừng 5g, tỏi 10, dầu mè, nước tương (xì dầu) một lượng thích hợp. Cà rửa sạch, cắt miếng, mã đề làm sạch; hành cắt khúc, gừng cắt lát; tỏi bỏ vỏ, cắt khô. Để chảo nóng đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi thơm; rồi bỏ cà, mã đề vào trộn đều, bỏ muối và một ít nước vào xào chín là được. Mỗi ngày ăn một lần.
Chữa phụ nữ huyết hư, da vàng: Lấy quả cà pháo già bổ ra phơi khô trong bóng râm cho đến khô, rồi tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g chiêu với rượu hâm nóng, cần uống liền dài ngày.
Chữa đại, tiểu tiện, đường tiêu hóa ra máu: Lấy quả cà pháo già sao vàng, tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 8g hòa với giấm pha loãng.
Phụ trị bệnh tim mạch: Chất béo không tan trong huyết tương nên phải núp dưới dạng kết hợp với cholesterol và apoprotein gọi là lipoprotein. Lipoprotein lại chia ra nhiều loại nhưng chỉ có 2 loại làm chúng ta lưu tâm là lipoprotein LDL (low density) và HDL (hignh density). Lipoprotein LDL dư thưà (nhân dân gọi là máu nhiễm mỡ) dễ bị oxy-hoá, tăng kết đọng tiểu cầu (tạo cục máu) và gây xơ động mạch. Động mạch bị giòn cứng và giảm khẩu độ, dẫn tới cao huyết áp, thiểu năng động mạch vành. Nếu tảng xơ động mạch hoặc cục máu di chuyển tới tim gây gây đột tử (nhân dân gọi là chết không kịp ngáp), nếu lên não sẽ gây tai biến não. Chất nhày cuả cà dái dê làm giảm triglycerid và cholesterol cũng làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.
Chữa đàm nhiệt, viêm phế quản cấp, táo bón: Lấy cà tím 500g đem thái dọc, gừng tươi 4 lát, tỏi 3 củ nghiền nhuyễn. Sau trộn với nước tương, dầu, muối, đường chưng cách thủy. Ăn hết trong ngày. Mỗi ngày ăn một lần, cần ăn 5-7 ngày liền.
Chữa hoàng đản (chứng viêm gan vàng da): Lấy cà tím thái miếng, trộn lẫn gạo nấu thành cơm ăn trong 5 ngày đến 1 tuần.
Chữa chứng đau bụng ở nữ: Lấy quả cà khô và quả me chín, cả hai thứ lượng bằng nhau. Cho vào 1000 nước (1 lít) rồi đun sau 30 phút lọc lấy nước chia ra vài lần uống nóng.
Giúp bỏ thuốc lá: Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Michigan (Mỹ) đã phát hiện trong cà tím cũng có nicotin và thấy trong thí nghiệm ăn 10g cà tím có hiệu quả tương tự như hút thuốc suốt 3 giờ. Vậy có lời khuyên khi thèm thuốc lá hãy ăn các món cà tím ngon lành mát bổ lại tránh được độc hại.
Phòng chống ban tía ở người già: Ở tuổi 60 - 70 người già thường bị trên mặt, tay có tình trạng ứ huyết nổi ban tía hay từng chấm, có khi phải nhìn kỹ mới thấy. Để khắc phục bệnh lý này nên ăn cà tím. Cà tím lại mềm nên người già dễ ăn, dễ tiêu.
Bảo vệ răng chắc, sạch, chống hôi miệng: Chế kem cà tím: Muối trộn cà tím với tỷ lệ 5 cà - 1 muối ngâm trong ít nhất 3 ngày với nước nóng xấp mặt, ép vỉ tre, để chỗ tối. Lấy cà ra để ráo nước phơi trong mát cho khô, bỏ vào chảo rang cháy, tán thành bột. Cất để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy bàn chải nhúng ướt, dùng thìa sạch múc bột cà đổ lên bàn chải để đánh răng (kinh nghiệm của dân gian Nhật).
Người Mỹ dùng hỗn hợp cà muối chữa có hiệu quả các bệnh sâu răng, lợi viêm có mủ, bằng cách lấy tay sạch hoặc que bông tẩm bột chấm xát vào chỗ tổn thương. Để chữa bệnh này còn có thể chỉ dùng cuống của quả cà đốt tồn tính để chấm vào răng.
Dùng cho người bị u cục sưng to ở bụng, sốt rét, sốt ác hàn nhờ tác dụng thanh nhiệt, giải độc: Lấy cà từ 100g - 250g nấu chín ăn trong ngày, cần ăn hàng ngày.
Phòng chống ung thư: Quả cà tím tươi 100 - 250g thái thành miếng, thịt ba chỉ 150g thái miếng, rau tía tô, mùi tàu, lá lốt thái nhỏ, hành tăm thái khúc, tỏi thái lát, mắm muối, mì chính... vừa đủ. Riêng tỏi cần thái lát để trong không khí chừng 15 phút để tinh tỏi kết hợp với không khí sẽ tạo ra một chất có tác dụng kháng ung thư. Bởi vậy sau khi nấu cà cùng thịt lợn nhừ rồi mới cho các gia vị mắm muối, cuối cùng cho hành, tỏi, mùi tàu, tía tô, mì chính đảo đều bắc ra ngay, không được để lâu sẽ mất tác dụng của tỏi và rau thơm.
Lưu ý:
Cà có tính lạnh nên những người yếu mệt hoặc dạng hàn thấp (đau nhức khi trời lạnh) không nên ăn nhiều và thường xuyên.
Ăn nhiều cà tím dễ bị ngộ độc
Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều.
Solanine không hòa tan trong nước đáng kể, vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể được phá hủy được chất này.
Nhưng một mẹo nhỏ giúp bạn hóa giải, đó là thêm một chút giấm vào quá trình chế biến cà tím, giấm sẽ đóng vai trò giúp đỡ thúc đẩy sự phân hủy của solanine.
Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.
Một thông tin vô cùng quan trọng khác đã được các nhà khoa học Ấn Độ ghi nhận. Đó là cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Cụ thể là hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím.
Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì tác dụng phụ này sẽ được ngăn chặn nếu bạn chú ý nấu chín cà tím trước khi ăn.
Những người không nên ăn cà tím
- Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn.
- Do cà tím có tính hàn nên những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.
- Những người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao, đây vốn là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận.
- Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt. Tuy nhiên, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn.
- Một thông tin vô cùng quan trọng khác đã được các nhà khoa học Ấn Độ ghi nhận. Đó là cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Cụ thể là hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì tác dụng phụ này sẽ được ngăn chặn nếu bạn chú ý nấu chín cà tím trước khi ăn.
Tham khảo viện khoa học nông nghiệp Việt Nam
Tags: Cung cap rau sach, Cung cấp rau sạch, Cung cấp rau cho nhà hàng, Cung cấp rau cho khách sạn, Cung cấp rau cho Siêu thị, Cung cấp rau sạch ĐaLat, Cung cấp rau rừng, Cung cấp rau sỉ, Cung cấp rau sạch giá sỉ, Cung cấp rau giá sỉ tốt nhất, rau sach, rau an toan, Cung cấp rau cho chợ đầu mối, Cung cấp rau cho trung tâm hội nghị tiệc cưới, Cung cấp rau sạch tại văn phòng