Hạt giống dưa leo cho cây sinh trưởng rất khỏe, siêu trái, trái suôn dài 20 – 22cm, trọng lượng trái 260 – 300g, màu xanh đậm, chậm đổi máu sau thu hoạch
Ở Việt Nam hạt giống dưa leo được trồng quanh năm ở những vùng có khi hậu mát mẻ như Lâm Đồng, Mộc Châu ở những vùng khác được trồng gần như quanh năm chỉ trừ những tháng quá lạnh hoặc quá nóng.
I. Hạt giống dưa leo và lợi ích của dưa leo
Lợi ích của dưa leo
Dưa leo được sử dụng như một loại rau ăn quả, trong các món salad, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe cũng như làm đẹp.
Một số tác dụng của dưa leo như: Bù nước và vitamin bổ sung cho cơ thể, hỗ trợ tim mạch, bổ xung kali, phục hồi thị giác, ngăn ngừa ung thư, ổn đinh huyết áp, tốt cho tiêu hóa, tốt cho thận, hỗ trợ giảm cân, giảm cholesterol…
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g dưa leo
Giá trị dinh dưỡng trong 100g quả tươi, có vỏ |
Thành phần |
Lượng |
Đơn vị |
Thành phần |
Lượng |
Đơn vị |
Calo (kcal) |
65 |
K.cal |
Chất đạm |
0.65 |
g |
Lipid (chất béo) |
0.11 |
g |
Vitamin C |
2.8 |
mg |
Canxi |
16 |
mg |
Sắt |
0.28 |
mg |
Kali |
147 |
mg |
Vitamin B6 |
0.3 |
mg |
Cacbohydrat |
3.63 |
g |
Folate (B9) |
7 |
μg |
Phốt pho |
24 |
mg |
Phốt pho |
24 |
mg |
Chất xơ |
0.5 |
g |
Kali |
147 |
mg |
Chất đạm |
0.65 |
g |
Kẽm |
0.20 |
mg |
Đường thực phẩm |
1.67 |
g |
Magie |
13 |
mg |
Niacin (B3) |
0.098 |
mg |
Thiamine (B1) |
0.027 |
mg |
Pantothenic acid (B5) |
0.259 |
mg |
Riboflavin (B2) |
0.033 |
mg |
Nguồn:Từ USDA (U.S. Department of Agriculture) |
|
Cây dưa leo cho năng suất lớn và thu hoạch trong thời gian dài. Năng suất dưa leo có thể đạt 55-80 tấn/ha/vụ, cho hiệu quả kinh tế từ 200-270 triệu/ha/vụ tùy vào, giống, điều kiện thâm canh và thời điểm gieo trồng. Được mùa, được giá sẽ cho hiệu quả rất cao.
II. Kỹ thuật trồng hạt giống dưa leo
Nhiệt độ thích hợp cho dưa leo sinh trưởng là 20-30 ºC.
Yêu cầu độ ẩm đất của dưa leo rất lớn vì chịu hạn yếu, thiếu nước cây sinh trưởng kém và tích lũy chất cucurbitaxin làm trái trở nên đắng. Tuy nhiên ẩm độ không khí cao lại làm cho bệnh đốm phấn phát triển mạnh.
1. Giống
Hiện nay Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Việt Á có đầy đủ, đa dạng và phong phú các giống dưa từ chịu lạnh, chịu mát đến lạnh và chịu mát đến nóng, kháng bệnh tốt, thích nghi rộng đáp ứng nhu cầu trồng sớm, trồng chính vụ hoặc có thể trồng muộn cho nông dân lựa chọn.
Nhóm hạt giống dưa leo có khả năng chịu lạnh: Dưa chuột ta VA.77
Nhóm hạt giống dưa leo có khả năng chịu từ mát đến lạnh: Dưa nếp lai F1 VA.67, Dưa leo lai F1 Xuân Yên VA.68, Dưa nếp lai F1 VA.69, Dưa leo siêu trái F1VA.868, Dưa leo siêu trái F1 VA.848
Nhóm dưa leo có khả năng chịu từ mát đến nóng: Dưa leo Nhật F1 VA.66, Dưa leo xanh F1 VA.789, Dưa leo xanh F1 VA.765, Dưa leo xanh F1 VA.103, Dưa leo xanh F1 VA.108, Dưa leo xanh F1VA.118, dưa leo F1 Napoli VA.7
Nhóm dưa leo có khả năng chịu nóng: Dưa leo xanh F1VA.118
Hạt giống Dưa leo siêu trái F1 (VA.868) – 400 hạt
2. Thời vụ
Ở Việt Nam dưa leo có thể trồng hầu như quanh năm. Riêng ở miền Bắc chỉ ngừng sản xuất dưa leo trong 1-2 tháng rét lạnh. Thời vụ gieo trồng dưa leo ở miền Bắc như sau:
Vụ Xuân: Gieo trồng từ 15/2 đến 15/4. Sử dụng các nhóm giống ưa mát và chịu nóng: Dưa nếp lai F1 VA.67, Dưa leo lai F1 Xuân Yên VA.68, Dưa nếp lai F1 VA.69, Dưa leo siêu trái F1VA.868, Dưa leo siêu trái F1 VA.848
Vụ Hè: Gieo trồng từ 15/5 đến 15/7. Sử dụng các nhóm chịu nóng: Dưa leo xanh F1 VA.118,
Vụ Thu: Gieo trồng từ đầu tháng 9 đến 15/10. Sử dụng các giống thuộc nhóm chịu nóng và ưa mát như Dưa leo Nhật F1 VA.66, Dưa leo xanh F1 VA.789, Dưa leo xanh F1 VA.765, Dưa leo xanh F1 VA.103, Dưa leo xanh F1 VA.108, Dưa leo xanh F1VA.118, dưa leo F1 Napoli VA.7
Vụ Đông: Gieo trồng từ 15/12 đến 30/1. Chủ yếu sử dụng các giống dưa chịu rét như Dưa chuột ta VA.77
Hạt giống Dưa leo siêu trái F1 (VA.868) – 400 hạt
3. Kỹ thuật gieo trồng dưa leo
Có thể gieo hạt giống dưa leo trên khay bầu hoặc gieo trực tiếp vào hốc trồng trên đồng ruộng.
Hạt trước khi gieo cho ngâm nước, thời gian ngâm khoảng 5 – 6 tiếng, sau đó vớt ra đãi sạch rồi đem ủ bằng khăn ẩm. Khi hạt đã nứt nanh, nảy mầm 70-75% thì đem gieo.
Hạt gieo/trồng 2 hàng trên luống với khoảng cách 70 – 90 cm, mỗi hốc cách nhau 35 – 40 cm.
Phân bón lót được bỏ vào hốc trước khi gieo/trồng, đảo đều và lấp một lớp đất nhẹ.
Hạt gieo sâu 1 – 1,5 cm, rắc một lớp đất mịn lên trên hạt.
Luống trồng nên được phủ lynon đen hoặc rơm rạ. Sau khi trồng cần tưới nước đầy đủ và tưới hàng ngày.
Theo dõi tình hình sinh trưởng của cây để chăm sóc, bón phân phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
Thu hoạch từ 35-40 ngày sau trồng tùy theo giống, thời vụ và điều kiện chăm sóc, đặc điểm đất đai, khí hậu từng vùng.
Dưa leo nên được thu hoạch hàng ngày nên thời điểm bón phân, phun thuốc cần được tính toán để đảm bảo đủ thời gian cách ly.
Kỹ thuật gieo trồng dưa leo