Hạt giống Cà Chua Samovi F1 (VA.72) là giống cà chua hữu hạn, kháng bệnh rất tốt, trái tròn trứng màu vàng bóng, thịt dày, ngọt. Trái nặng 15gr/trái, cứng, độ đồng đều rất cao.
Giới thiệu đặc điểm của Hạt giống Cà chua Monaco F1 chịu nhiệt (VA.11)
- Thời vụ trồng của hạt giống: Quanh năm, chính vụ Đông – Xuân
- Thời gian thu hoạch: Sau 65- 75 ngày trồng
- Khoảng cách trồng: Hàng đôi: 1,2 × 1,4m × cây 0,5m, tương ứng với mật độ 1.800 – 2.000 cây/1.000 m^2
- Lượng giống cần thiết: 5 – 6 gam/ 1000 m^2
- Độ ẩm: ≤ 10%
- Độ sạch: ≥ 99%
- Tỷ lệ nảy mầm: ≥ 75 %
- Xuất xứ : Ấn Độ
Hạt giống Cà Chua Samovi F1 (VA.72)
Hướng dẫn gieo trồng Hạt giống Cà Chua Samovi F1 (VA.72)
Cây cà chua thích hợp nhất với nhiệt độ từ 21-24°C, là cây ưa sáng, không nên gieo cây con ở nơi bóng râm. Ở cường độ ánh sáng thấp cây sinh trưởng kém.
Yêu cầu nước của cây trong quá trình sinh trưởng, phát triển không giống nhau. Khi cây ra hoa đậu trái và trái đang phát triển là lúc cây cần nhiều nước nhất, nếu đất quá khô, hoa và trái non dễ rụng; nếu đất thừa nước, hệ thống rễ cây bị tổn hại và cây trở nên mẫn cảm với sâu bệnh. Cà chua có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt nhẹ, đất thịt pha cát, đất bazan, nhiều mùn, giữ ẩm và thoát nước tốt pH từ 5,5-7,5, thích hợp nhất từ 6-6,5.
Cách gieo trồng cà chua chịu nhiệt Samovi F1
Kỹ thuật gieo trồng
Hạt giống nên ngâm bằng nước ấm 40 – 45°C (3 sôi, 2 lạnh) trong khoảng thời gian từ 2 -3 giờ sau đó với ra để ráo rồi đem gieo. Có thể gieo trực tiếp trên vườn ươm hoặc gieo vào khay có giá thể, thường xuyên tưới ẩm.
Khi cây giống có 5 – 6 lá thật thì đem trồng với mật độ trồng cây cách cây là 50 cm, hàng cách hàng là 70 cm. Từ khi trồng đến hồi xanh tưới 1-2 lần/ngày, sau đó tùy điều kiện thời tiết và độ ẩm đất tưới để tưới, đảm bảo ẩm độ đất khoảng 60-70%;
Khi cây cà chua ra hoa cần lượng nước nhiều hơn, đảm bảo ẩm độ đất 70-80%. Mùa mưa chú ý thoát nước, không để ruộng cà chua ứ đọng nước lâu.
Trong quá trình chăm sóc cần kết hợp làm cỏ, bón phân, làm giàn, kết hợp ngắt lá già, lá bệnh, bấm ngọn, tỉa cành, tỉa chồi, tỉa quả. Theo dõi tình hình sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Cây cà chua trong quá trình sinh trưởng phát triển có rất nhiều sâu bệnh hại cũng như khá mẫn cảm với các điều kiện bất lợi, cần chọn giống có khả năng sinh trưởng tốt, kháng sâu bệnh để thu được quả có năng suất, chất lượng cao.
Các đối tượng sâu bệnh hại chính trên cây cà chua gồm: Sâu đục trái cà chua, ruồi đục lá, bọ phấn, bọ trĩ, sâu khoang, sâu xám, tuyến trùng hại rễ, bệnh chết cây con trong vườn ươm, bệnh mốc sương, bệnh héo rũ, bệnh héo xanh vi khuẩn, đốm lá vi khuẩn, bệnh đốm vòng, cháy lá muộn, đốm lá do nấm, bệnh xoăn lá, bệnh thán thư.