MÔ TẢ
1. Đào Hố và Bón Phân
– Kích thước hố:
+ Đối với đất tốt, đất bằng có mực nước ngầm cao, kích thước hố 50x50x50cm.
+ Đối với đất đồi, cần đào hố có kích thước: 60x60x60cm; 80x80x80cm.
+ Khi đào để lớp đất mặt một bên và lớp đất đáy một bên, khi lấp hố dùng đất mặt trộn với phân lót cho xuống đáy hố. Sau khi đào hố, hố cần được phơi nắng 15-30 ngày.
Cây hồng không hạt
– Bón phân lót: Mỗi hố bón phân chuồng hoại mục 20-50kg; 0,5-1kg lân super lâm thao; 0,2-0,5kg KCl, nếu đất chua cần bón thêm 0,5-1kg vôi bột/hố. Phân lân và vôi bột trộn đều với đất, cho phân chuồng xuống. Đối với vùng đối có lớp đất nông, bên dưới là đá nên bón lót bằng phân vi sinh hoặc phân chuồng hoại mục nhiều hơn, hạn chế bớt phân vô cơ. Trộn đều các loại phân trên với lớp đất mặt cho xuống hố trước và lấy lớp đất đáy lấp lên trên, lấp đầy hoặc cao hơn mặt hố.
2. Kỹ thuật trồng
2.1 Tiêu chuẩn cây giống:
– Chuẩn bị cây giống tốt cần đạt các tiêu chuẩn:
+Cây phải đúng giống, có nguồn gốc rõ ràng.
+ Cây sinh trưởng tốt, đã được tạo hình cơ bản trong vườn ươm.
Bảng 1: Tiêu chuẩn cây giống cho trồng mới quy định: 10TCN-2001
TT
|
Chỉ tiêu
|
Loại I
|
Loại II
|
1 |
Chiều cao cây tính từ mặt bầu (cm) |
>60
|
40-60
|
2 |
Đường kính gốc ghép đo các mặt bầu 10cm |
1-1,2
|
0,8-1,0
|
3 |
Đường kính cành ghép đo cách vết ghép 2cm |
0,8-1,0
|
0,6-0,8
|
4 |
Chiều dài cành ghép tính từ vết ghép cm |
>45
|
30-45
|
2.2 Thời vụ trồng:
Thời vụ trồng tốt nhất trong tháng 1-2 dương lịch (trước và sau lập xuân). Khi cây rụng lá, ngừng sinh trưởng, trong cây chứa nhiều chất dự trữ nhất nên dễ sống, khi trời ấm mầm sẽ bật nhanh và khoẻ.
2.3. Cách trồng:
– Hố trồng hồng phải được chuẩn bị ít nhất 1 tháng trước khi trồng. Dùng cuốc bới giữa tâm hố, cắt bỏ túi bầu, đặt cây vào giữa hố, lấp đất bằng mặt bầu cây giống, nhận chặt đều quanh gốc, dùng cọc đóng chéo, buộc cố định thân cây để tránh gió lay đổ cây, tủ gốc bằng cỏ, rác, hoặc các tồn du thực vật, tưới khoảng 10 lít nước/ gốc.
– Những cây cao hoặc có nhiều lộc non phải cắt bỏ để tạo tán và chống mất nước cho cây.
2.4. Kỹ thuật chăm sóc hồng
4.4.1. Chăm sóc cây hồng ở thời kỳ kiến thiết cơ bản
a.Tưới nước:
Trong tuần đầu tiên tưới mỗi ngày cho cây 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát, mỗi lần 1 thùng nước/cây. Sau đó cách 2-3 ngày tưới 1 lần cho hết tháng. Khi cây đã phục hồi sẽ tưới thưa hơn, tuy nhiên phải luôn tưới nước đủ ẩm cho cây, làm sạch cỏ gốc, đồng thời tủ cỏ khô xung quanh gốc để giữ ẩm.
b. Đốn tỉa tạo hình:
– Năm thứ nhất chỉ chọn để 3 cành khoẻ mọc ra 3 hướng làm khung, cắt các cành khung cấp 1 chỉ để 2-3 cành khung cấp 2 vào vị trí thích hợp.
– Cuối năm thứ 2 cắt các cành khung thứ 2, để cành khung cấp 3.
– Cuối năm thứ 3 cắt các cành cấp 3. Hết năm thứ 3 bộ khung tán hồng đã tạo song.
c. Bón phân:
– Trong ba năm đầu lượng phân bón cho một cây hồng/1 năm như sau: Đạm ure 0,3-0,5kg; lân 0,4kg; Kali 0,5kg; phân chuồng
– Thời gian bón
+ Lần 1 bón vào tháng 1-2: bón 100% lân; 50% kali; 30% đạm;
+ Lần 2 bón vào tháng 4-5: bón 20% kali; 30% đạm.
+ Lần 3 bón vào tháng 10-11: bón nốt số phân còn lại: 30% kali, 40% đạm.
– Cách bón: Đào sâu 15-20cm quanh tán cây, cách gốc 30-40cm, rải đều phân, lấp đất kỹ, tưới đủ ẩm và tủ bằng cỏ khô.
– Ngoài các lần bón thúc đại trà như trên thường xuyên theo dõi và cho bón điều chỉnh theo những đặc điểm để nhận biết của cây ở bảng 5 báo cáo tổng kết.
d. Trồng xen cải tạo đất:
– Nếu có điều kiện nhân lực, tốt nhất trồng cây họ đậu, cây phân xanh trên toàn bộ diện tích vườn để lấy nguồn hữu cơ phủ đất, vùi vào đất để hạn chế xói mòn, giảm bốc hơi nước, giảm thiểu sự phát triển của cỏ dại, tăng dinh dưỡng cho đất.
2.4.2.Chăm sóc cây thời kỳ cho quả:
a. Làm cỏ, giữ ẩm, tưới nước
– Hàng tháng kiểm tra làm sạch cỏ quanh gốc, 3 tháng làm sạch cỏ giữa các hàng cây. Dùng cỏ tủ quanh gốc giữ ẩm cho cây.
– Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây. Nếu không mưa thì tưới 2 lần/tháng và nếu có mưa thì không cần tưới.
b. Bón phân:
– Lượng phân bón
+ Phân chuồng: bón một lần phân đã ủ kỹ, lượng từ 30-50kg/cây.
Bảng 2: Lượng phân vô cơ bón từ năm thứ 4 trở đi (kg/cây)
Tuổi cây
|
Phân đạm ure
|
Super lân
|
KCl
|
4-5
|
0,2
|
0,3
|
0,2
|
6-7
|
0,3
|
0,4
|
0,2
|
8-10
|
0,4
|
0,6
|
0,3
|
11-14
|
0,6
|
0,8
|
0,4
|
15-20
|
0,8
|
1,2
|
0,6
|
>20
|
1,2
|
1,7
|
0,8
|
– Cách bón: đào rãnh sâu 20cm, rộng 20 cm theo hình chiếu mép tán, luân phiên theo lần bón, bón làm 3 lần.
+Lần 1: Bón 100% phân chuồng; 80% lân; 60% đạm và 50% kali. Bón vào tháng 12-1 hàng năm.
+ Lần 2: Bón 20% lân; 20% đạm; 25% kali bón vào tháng 5-6.
+Lần 3: Bón nốt số phân còn lại của cả năm: 20% đạm; 25% kali.
c. Đốn tạo quả:
Do cành mẹ chỉ sinh ra cành quả ở búp thứ nhất đến búp thứ ba tính từ ngọn xuống. Vì vậy khi đốn tỉa quả mà yếu cũng phải cắt bỏ từ chân những cành mẹ, cành quả yếu. Cành đã ra quả mà yếu cũng phải cắt tận chân. Những cành khoẻ thì cắt phía trên nơi đã có quả, để lại 1-2 mầm làm cành mẹ cho năm sau, ở cành gốc chọn 1-2 cành mẹ khoẻ nhất. Đốn tỉa cành, chọn cành mẹ hợp lý sẽ cho nhiều quả to với chất lượng tốt.
d. Phòng trừ sâu bệnh:
–Sâu ăn lá, cuốn lá có vào tháng 3-4; hồng dễ bị sâu cuốn lá gây hại làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
–Sâu đục quả: bướm đẻ trứng ở cuống quả hoặc tai quả, sâu non mới nở có thể đục vào tận quả làm quả bị rụng.
+ Cách phòng trừ: vặt vài quả non bị sâu hại đem đốt; phun: PADAN 95SP của Nhật Bản nồng độ 0,1% hoặc SELERON 500ND nồng độ 0,1%, POLITRIN 440EC nồng độ 0,1% hoặc DIPTEREX 50EC nồng độ 0,05-0,1%.
– Bệnh giác ban hại hồng trên lá và trên tai quả hồng bằng những vết không đều, phía giữa màu nâu sáng, ở phía ngoài sẫm hơn. Bệnh phát triển vào mùa mưa tháng 7,8,9.
+ Cách phòng trừ: đốt lá bệnh, phun AETTETTE 80WP nồng độ 0,3-0,4% hoặc BOOCDO 1% phun đẫm toàn bộ tán cây bị bệnh.
2.5. Thu hoạch:
–Hồng ngâm Bắc Kạn chín vào rằng tháng 7 – tháng 8 âm lịch. Quả chín thì màu quả chuyển từ xanh sang đỏ vàng. Hái đúng độ chín chất lượng quả tốt hơn. Nên hái vào buổi sáng hoặc buổi chiều mát.
–Hồng chín đang ở trạng thái cứng, cắt quả, xếp quả nhẹ nhàng vào các sọt có thể vận chuyển đi xa và bảo quản lâu.
– Quả hồng không hạt sau khi hái xuống vẫn cứng và ăn rất chát phải ngâm trong nước sạch ngập khoảng 15-20cm, ngâm trong 3 ngày 3 đêm (1,5 ngày phải thay nước và không được ngâm bằng nước mưa). Sau khi ngâm vớt hồng ra rửa sạch rồi hong cho ráo nước là có thể ăn được