Một loài cây đã trở nên gần gũi với con người khi xuất hiện trên các đường phố với những tán rộng, tỏa bóng mát rượi. Loài cây này mang tên Xà cừ. Đây cũng là loại cây trong kỷ niệm học trò như cây phượng, cây bằng lăng.
Xà cừ hay còn gọi là Sọ khỉ, Quả gỗ với tên khoa học là: Khaya senegalensis. Xà cừ thuộc loại cây thuộc Họ Xoan (Meliaceae).
Nguồn gốc của cây xà cừ mọc tự nhiên ở Benin, Burkina Faso, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Bờ Biển Ngà, Gabon, Gambia, Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Mali, Niger, Nigeria, Senegal, Sierra Leone, Sudan, Togo, và Uganda.
Là cây Xà cừ có thể cao từ 35–40 m, đường kính cây có khi đạt đến 2m (ở Thảo cầm viên TP Hồ Chí Minh). Cây thường xanh, tán lá rậm, cành nhiều, cành non cong xuống.
Lá kép lông chim một lần chẵn, cụm hoa chùm tán, hoa nhỏ màu trắng có 4 cánh nhỏ màu trắng dính nhau, mùa hoa tháng 4-5.Quả nang nhỏ, chín tháng 10, khi chín bung thành 4 mảnh. Vỏ cây màu xám nâu, vỏ nứt đồng tiền khoanh tròn như cái sọ nên cây còn có tên là sọ khỉ.
Thân, tán , lá: Cây gỗ lớn, đại mộc có thể cao từ 30-40m. Phân cành sớm, cành nhánh to, tán rộng. Lá kép lông chim 1 lần nhẵn, mọc cách.
Hoa, quả, hạt: Hoa màu vàng xếp thành chùm ở nách lá phía đầu cành. Quả nang hình cầu, vỏ hóa gỗ, khi chín nứt thành 4 mảnh. Hạt tròn, dẹt có cánh mỏng bao quanh.
Hình: Hoa cây xà cừ
Cây Xà cừưa sáng mọc nhanh, dễ trồng hạt nẳy mầm rất khoẻ, tái sinh hạt và chồi đều mạnh. Cây tăng trưởng rất nhanh, có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất, rất phù hợp với nền đất cát của vùng ven biển miền trung Việt Nam, cây có bộ rễ sâu có thể thích nghi việc chóng chịu điều kiện thiếu nước.
Cây ít sâu bệnh hại, chủ yếu là sâu loài Hypsipyla robusta cắn hại. Thân gỗ thường bị các loại bọ cánh cứng Lytus spp. phá hoại. Ngoài ra cây thường bị nhiễm loại vi khuẩn Xanthomonas khaye gây nên các hiện tượng u bướu chảy nhựa.
Gỗ xà cừ có lõi màu đỏ nhạt, dác màu nâu đỏ, gỗ rắn thớ xoắn, dễ nứt nẻ cong vênh. Chúng được sử dụng đòng tàu thuyền, làm đồ mộc gia dụng.
Xà Cừ có thể được gây trồng rộng rãi để làm cây xanh đường phố, cảnh quan công viên. Trong tự nhiên, không gian phát triển bộ rễ của cây rất lớn đủ đáp ứng điều kiện bám giữ chống chịu gió bão, tuy nhiên trong phát triển cây xanh vỉa hè, cần giới hạn đường kính thân cây không vượt quá 400mm để tránh hiện tượng cây bị gãy đổ gây ách tắc giao thông và thiệt hại kinh tế.
Cây xà cừ là loại cây công trình phổ biến ở nước ta. Cây được trồng làm cây cảnh quan, bóng mát ở những nơi công cộng và đường phố. Xà cừ thường được trồng thành hàng dọc các đường phố vừa làm cây xanh cảnh quan, vừa làm cây bóng mát. Các công trình công cộng như công viên, vườn thú, vườn sinh vật cảnh, khuôn viên công sở, trường học, khu đô thị…cũng thường sử dụng cây Xà cừ làm cây tạo bóng râm và tăng màu xanh cảnh quan.
Gỗ Xà cừ dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền và các đồ mộc thô dày.
Tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xà cừ:
Hố được đào trồng cây xà cừ có kích thước tuỳ thuộc vào chiều cao của cây.
- Sau khi trồng, tấp tủ bằng cây phân xanh tạo độ ẩm, tránh mất nước cho cây. Nếu trồng cây cao thì phải sử dụng que (1 cây phải sử dụng 3 que) để chống tránh gió thổi bị đổ.
- Quy hoạch trồng cây: Nên bố trí trồng dọc đường đi lại, dọc bờ rào làm cây che bóng.
- Khu vực trồng cây phải có diện tích rộng vừa đủ để cây phát triển (và cây phát triển mạnh hệ rễ ngang). Nếu diện tích hẹp hạn chế sự phát triển của bộ rễ cây dễ bị đổ.
* Kỹ thuật chăm sóc
- Cây có chiều cao từ 40 – 50cm thì đem đi trồng, cũng có thể để lâu hơn với chiều cao 0,7-1m thì đem đi trồng với cây gieo ươm thẳng vào luống.
- Hàng ngày tưới nước đủ ẩm vào sáng sớm và chiều tối. Khi cây còn nhỏ, mỗi ngày tưới 2 lần, 2-3 lít/m2/l lần. Khi cây đã lớn, 1 lần/ngày hoặc 2 ngày/1 lần, 4-5 lít/m2/l lần. Cách 15 ngày làm cỏ phá váng 1 lần.
- Cây con trong giai đoạn vườn ươm có sự cạnh tranh mạnh mẽ về không gian dinh dưỡng (đặc biệt là nhu cầu ánh sáng) hoặc do nhiều lý do khác, những cây không có khả năng cạnh tranh sẽ sinh trưởng kém vì vậy cần bố trí cây con một cách hợp lý, đồng thời cần tạo dàn che bóng cho cây với tỷ lệ che phủ khác nhau từ 30 – 50 %. Khi cây con bén rễ thì tháo dỡ dẩn dàn che ra.
- Khi cây con đạt chiều cao 10 – 15 cm thì tiến hành đảo bầu nhằm tránh trường hợp rễ cây phát triển xuyên qua túi bầu, xếp các cây có cùng chiều cao với nhau để tiếp tục chăm sóc hoặc bón thúc.
- Cần bón thúc cho những cây có sức sinh trưởng kém bằng phân Urê hoặc Sunfát đạm với liều lượng là 0,25 gram hoặc NPK 16-16-8 pha loãng 1%, sau khi bón thúc phải tưới lại bằng nước.
- Trước khi xuất vườn từ 2 – 4 tuần, ngừng hẳn việc tưới phân, giảm lượng nước tưới để hãm cây nhằm giúp cây con cứng cáp, làm quen dần với điều kiện khó khăn khi đem trồng rừng.
- Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 6 – 8 tháng, cây có chiều cao tối thiểu 35cm, đường kính cổ rễ 3 – 4mm thì có thể đem xuất vườn. Nếu tạo cây trồng ven đường hoặc cây cảnh thì phải ươm trong bầu có kích thước lớn hơn và thời gian nuôi dưỡng trong vườn ươm trên 12 tháng.
- Phòng trừ sâu bệnh: Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để tránh sâu, bệnh gây hại. Để ngăn ngừa nấm hại, dùng Booc đo nồng độ 1% phun đều lên trên mặt lá với liều lượng phun 1 lít/m2, 2 tuần/1 lần.
Hình: cây xà cừ ở vườn ươm
Cây Xà cừ không chỉ mang lại lợi ích về mặt vật chất như tạo bóng mát, cung cấp gỗ mà còn có ý nghĩa về mặt tinh thần. Với nhiều người, cây xà cừ như một kỷ niệm đẹp nhắc họ nhớ về quê hương, nhớ gia đình hay là nơi minh chứng cho một tình yêu đôi lứa. Từ đó, cây xà cừ vô cùng quen thuộc với và chúng càng thêm gắn bó với đời sống con người.
Chúng tôi chuyên cung cấp cây xà cừ và các loại cây công trình với chất lượng đi kèm các dịch vụ bảo hành uy tín!!