Mô tả
Để liên kết một vật nặng vào tường bê tông thì phải thiết kế ra một loại bu lông đặc biệt có khả năng chịu lực rất cao, từ đó bu lông nở, tắc kê nở được sản xuất
Bu lông nở còn gọi là tắc kê nở, bu lông nở là loại bu lông được thiết kế cấu tạo đặc biệt, có khả năng chịu lực và chịu tải rất tốt, bu lông nở có bộ phận giãn được gọi là áo nở nhằm tăng cường khả năng liên kết giữa các kết cấu hoặc giữa kết cấu khung với thành bê tông công trình.
Cấu tạo bu lông nở, tắc kê nở:
Bu lông nở có hình dạng tròn thân bu lông bên ngoài có bộ phận giãn gọi là áo nở, bu lông nở rất đa dạng về kích thước, được thiết kế sản xuất phù hợp với từng mục đích và nhu cầu sử dụng, mỗi 1 bộ bu lông nở gồm có 01 bu lông, 01 áo nở, 1 long đen phẳng, 1 long đen vênh và có từ 1-2 đai ốc (ê cu), tùy vào điều kiện làm việc và chịu tải.
Bu lông nở – Tắc kê nở Inox
Vật liệu sản xuất bu lông nở, tắc kê nở:
Bu lông nở, tắc kê nở được sản xuất bằng các vật liệu như thép cacbon có cường độ 5.6, được mạ bằng kẽm điện phân hoặc mạ kẽm nhúng nóng, mạ màu. Nếu mối ghép liên kết yêu cầu độ thẩm mỹ cao, khả năng chịu ăn mòn lớn, thì bu lông nở được sản xuất bằng chất liệu thép không gỉ như INOX 201, INOX 304, INOX 316.
Kích thước của bu lông nở:
Hiện tại có đa dạng các lọa bu lông nở, từ M6 đến M16, mỗi loại có một kích thước đường kính và chiều dài khác nhau, việc này nhằm ứng dụng vào những mối ghép có khả năng chịu lực khác nhau. Khả năng chịu lực sẽ tỷ lệ thuận với đường kính và chiều dài bu lông.
Công dụng của bu lông nở, tắc kê nở ống:
Ứng dụng của bu lông nở, tắc kê nở ống là liên kết giữa các bản mã, các giá đỡ, các kết cấu thép với kết cấu bê tông, các hệ thống giá đỡ hoặc kết cấu giàn thép không gian với tường bê tông và các công trình …
Quy trình gắn một kết cấu với tường bên tông, sử dụng bu lông nở thường trải qua một số bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bu lông nở phù hợp với liên kết chuẩn bị lắp ghép, kích thước phù hợp, vật liệu chuẩn chất lượng. Bu lông nở phải đáp ứng được yêu cầu chịu lực của liên kết.
Bước 2: Khoan tường bê tông với đường kính lỗ và chiều sâu lỗ phù hợp với kích thước của bu lông.
Bước 3: Đóng bu lông vào tường.
Cứ như vậy, nếu liên kết cần bao nhiêu bu lông thì quy trình thực hiện bấy nhiêu lần, khoảng cách giữa các bu lông phải đảm bảo giống khoảng cách của các lỗ chờ đã khoan sẵn trên kết cấu.
Bước 4: Gắn kết cấu lên bu lông nở và xiết chặt
Chú ý: cần kiểm tra kỹ liên kết về độ thẩm mỹ, cũng như chịu lực trước khi nghiệm thu.