Tổng quan về van 1 chiều cánh bướm
Van 1 chiều cánh bướm là loại van một chiều có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hiện nay. Mẫu van này chỉ cho phép dòng chảy di chuyển theo một chiều mà không bị chảy ngược về trước trong trường hợp bị tuột áp. Để hiểu rõ hơn cấu tạo van một chiều cánh bướm và nguyên lý hoạt động của van này, chúng ta hãy cùng đi tiếp các nội dung bên dưới đây.
Van 1 chiều cánh bướm lắp được cho nhiều hệ đường ống mang đường kính khác nhau như: DN50, DN65, DN80,...Hiện nay, theo nhu cầu sử dụng thì trong các nhà máy và khu công nghiệp chủ yếu sử dụng van cho đường ống DN65. Đáp ứng yêu cầu của quý khách hàng với các loại phụ kiện như van một chiều, CÁP THÉP TÂY Á đã nhập lưu kho số lượng lớn sản phẩm, luôn sẵn sàng cung cấp, phân phối.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Van 1 chiều có thiết kế cánh bướm đơn giản nên quá trình lắp đơn, bảo dưỡng cực kì nhanh chóng. Với những chi tiết cấu tạo của loại van này, bạn sẽ không mất quá nhiều diện tích hay không gian nơi làm việc.
Ngoài ra, để có những lựa chọn phù hợp và đáp ứng nhu cầu sử dụng của cuộc sống, sinh hoạt. Trong các nhà máy chế tạo van, người ta thường dùng chất liệu gang và inox tạo ra van 1 chiều cánh bướm.
+ vật liệu gang: tính chất hóa lý cho phép ngăn chặn sự mài mòn tốt, khả năng hấp thụ tiếng ồn giữ cho dòng lưu chất chạy qua van không gây nên tiếng ồn to, khó chịu.
+ vật liệu inox: đây được xem như vật liệu tốt nhất dùng để chế tạo van. Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như chống ăn mòn, chống rỉ sét tốt, chịu đựng môi trường áp lực và nhiệt độ cao. Đặc biệt trơn bóng nhằm ngăn sự bám bẩn bề mặt hiệu quả, chính vì thế tất cả mẫu van bằng inox luôn nhận sự ưu tiên trong ngành thực phẩm, đồ uống.
Nguyên lý hoạt động
Van 1 chiều cánh bướm vận hành dựa vào lực đẩy sinh ra từ dòng chảy nên hoạt động hoàn toàn tự động. Khi mở cho dòng lưu chất di chuyển đạt mức áp lực nhất định, lúc này, áp lực sẽ tác động trực tiếp vào cánh van khiến cánh van lật lên để mở ra dòng chảy chạy qua. Khi giảm lưu lượng nước hoặc khóa van, áp lực dòng chảy bị tuột áp thì cánh van cũng tự động đóng lại do lực đàn hồi lò xo được thiết kế trên cánh van liên kết với trục, lúc này dòng chảy không thể chảy ngược trở lại.
>>> Van 1 chiều cối lò xo là 1 trong những dạng van 1 chiều tuy nhiên thiết kế của van có 1 đĩa làm kín chịu lực nén của lò xo
Thông số kỹ thuật của van
- Kích thước: DN50 - DN1200
- Thân van: inox, gang, thép
- Cánh van: inox, thép
- Gioăng đệm: EPDM, inox, viton
- Lò xo, chốt: thép không gỉ
- Sơn phủ: epoxy cao cấp
- Áp lực làm việc: PN10, PN16, PN25
Những điều cần biết về van 1 chiều cánh bướm
Khả năng làm việc trong nhiều áp lực
Van 1 chiều cánh bướm được thiết kế cho khả năng chịu được áp lực lên tới PN25. Theo các thống kê về số liệu thu được qua nhiều cuộc khảo sát, CÁP THÉP TÂY Á thấy rằng áp lực ưu tiên trong khoảng PN10 hoặc nhỏ hơn. Vì thế mà các mẫu van một chiều cánh bướm hiện đại hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu.
Cụ thể dải đo áp lực dành cho van sẽ là: PN10, PN16, PN25,...
Thông thường, bạn có thể tìm thấy các sản phẩm van 1 chiều với áp lực chịu đựng là PN16, tuy nhiên mức áp lực phổ biến cho hầu hết các môi trường sử dụng mẫu cánh bướm hiện nay nên chọn loại PN25.
Lưu ý khi lắp đặt sản phẩm van 1 chiều cánh bướm
Cách lắp đặt van 1 chiều cánh bướm dễ dàng thực hiện, nhưng cần lưu ý đến một vài điểm sau để van hoạt động tốt hơn:
+ lắp van đúng chiều mở của lá van
+ khoảng cách mặt bích đủ để vặn bulong và đai ốc
+ không nên thêm miếng đệm trong mặt bích và ống
+ đồng nhất về kích thước giữa đường ống và mặt bích.
Đánh giá chung về van một chiều cánh bướm
Ưu điểm van bướm 1 chiều
Khả năng vận hành hoàn toàn tự động, không cần sức người, giúp tối ưu chi phí, công sức thuê nhân công
Có cấu tạo đơn giản, dễ lắp đặt, sử dụng cũng như bảo dưỡng khi cần thiết
Có nhiều kích thước khác nhau, chất liệu đa dạng, phù hợp với nhiều hệ thống
Có giá thành rẻ hơn so với các dòng van cổng hoặc van bi, hay van điều khiển điện..
Nhược điểm van bướm 1 chiều
Không có lắp ren, chỉ có cổng kết nối lắp bích
Khi lưu chất đi qua đĩa van, do đĩa van có cấu tạo từ 2 nửa riêng biệt nên sẽ bị thay đổi hướng chảy khi sử dụng van
Van 1 chiều cánh bướm thường chỉ có cho đường ống từ Dn50 trở lên, không có các kích thước đường ống nhỏ
So sánh van một chiều cánh bướm và van một chiều lá lật
Hiện nay van một chiều cánh bướm và van một chiều lá lật đang là 2 loại van đang được thông dụng và ưa chuộng nhất hiện nay, tuy nhiên mỗi sản phẩm đều có công năng và cách sử dụng riêng. Hôm nay CÁP THÉP TÂY Á sẽ giúp các bạn phân biệt rõ hơn về 2 sản phảm này
Về thiết kế: Van 1 chiều lá lật có phần đĩa van to hơn, dày hơn so với đĩa của van 1 chiều cánh bướm, do đó về giá cả van 1 chiều cánh bướm đang rẻ hơn ( Nếu so về cùng thương thiệu, mẫu mã, kích cỡ)
Về cách hoạt động: Van 1 chiều lá lật khi có lưu chất đi qua, lưu chất này sẽ đẩy đĩa van lên trên tương ứng tối đa góc 90 độ, khi đóng sẽ nhờ sức nặng của đĩa van mà hạ xuống. Còn van bướm 1 chiều nhờ sức đàn hồi của lò xo
Có một số lưu ý khi sử dụng 2 loại van này chính là về áp suất của lưu chất, van 1 chiều lá lật thường thì lưu chất đi qua van sẽ đầy đủ hơn do cấu tạo của đĩa khi mở được mở hoàn toàn không còn vật cản, khác với van 1 chiều cánh bướm khi có dòng nước qua van thường thì sẽ bị giảm áp, do lưu chất sẽ bị cản lại bởi trục ty và 2 bên cánh van