Mô tả
Quế là một loại gia vị quen thuộc của người Việt. Quế có hương vị ngọt, cay và mùi thơm đặc trưng đồng thời là nguồn cung cấp chất xơ, các chất khoáng như kali, sắt mangan, kẽm, magie và canxi giàu dinh dưỡng. Chỉ một muỗng cà phê bột quế có chứa tới 19 calo, 4g chất xơ, 68% mangan, 8% canxi, 3% vitamin K và 4% sắt. Đặc biệt, đường hoặc chất béo đều không tồn tại trong quế. Vì thế, nó là nguyên liệu tuyệt vời nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Quế ở dạng cuống hoặc dạng bột đều có khả năng chống oxy hóa, hạ thấp lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường, cải thiện hệ thống tiêu hóa, hệ miễn dịch và sức khỏe của tim.
Hoạt động như một chất chống oxy hóa
Quế giàu chất polyphenol, axit phenolic, chất chống oxy hóa flavonoids bảo vệ cơ thể không bị tổn thương oxy hóa do các gốc tự do gây ra, giảm stress và làm chậm quá trình lão hóa và phòng ngừa bệnh tật.
Tác dụng chống viêm
Nhờ chất chống oxy hóa hoạt tính mà quế có hiệu quả chống nhiễm trùng và chống viêm rất tốt. Nghiên cứu của trường ĐH Copenhagen cho thấy, dùng nửa thìa bột quế kết hợp với 1 thìa mật ong mỗi sáng có khả năng làm giảm đau khớp đáng kể.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Trong một nghiên cứu vào năm 2003, những bênh nhân đái tháo đường loại 2 được nghiên cứu tiêu thụ 1, 3 hoặc 6g quế mỗi ngày. Kết quả cho thấy, mức độ cholesterol, LDL cholesterol và triglyceride giảm đáng kể. Trong khi đó, mức độ HDL cholesterol lại ở mức ổn định là dấu hiệu tốt cho sức khỏe tim mạch và huyết áp.
Chống tiểu đường
Quế có tác động tích cực đến lượng đường trong máu của những bệnh nhân đái tháo đường loại 2. Quế đã được chứng minh có thể làm giảm lượng glucose vào máu sau bữa ăn bằng cách can thiệp vào enzyme tiêu hóa, làm chậm sự phân hủy của carbohydrate trong đường tiêu hóa. Các thử nghiệm cũng cho thấy rằng, quế có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói lên đến từ 10-29%.
Ngăn ngừa bệnh thoái hóa thần kinh
Hiệu quả chống oxy hóa của quế là một trong những nguyên nhân giúp bảo vệ các tế bào não, giảm nguy cơ tế bào thần kinh căng thẳng, làm chậm quá trình lão quá và phòng ngừa các bệnh thần kinh như bệnh Parkinson và Alzheimer.
Chống khuẩn
Chất cinnamaldehyde trong quế được biết là tác nhân mạnh chống lại nhiễm trùng và vi-rút gây ra bởi các vi khuẩn có hại như vi khuẩn Listeria và Salmonella. Nhờ vậy mà quế cũng có tác dụng phòng ngừa sâu răng, hôi miệng và cải thiện sức khỏe răng miệng hiệu quả hơn dầu đinh hương.
Mặc dù quế có nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe nhưng nếu không dùng chính xác có thể dẫn đến những phản ứng phụ. Sử dụng với liều lượng cao có thể kích thích nhiệt miệng, kích ứng da. Những người gặp vấn đề đề về gan nên sử dụng một cách thận trọng theo chỉ định của bác sĩ vì liều lượng cao có thể gây độc.
Như đã nói ở trên, quế làm giảm lượng đường trong máu nên những người mắc bệnh tiểu đường đang phải điều trị cũng cần sử dụng quế theo chỉ định của bác sĩ, chỉ nên dùng từ 1-6g/ngày. Trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng quế cho dù ở dạng thực phẩm hoặc thuốc chữa bệnh.