Mãng cầu xiêm không chỉ được biết đến như một thứ quả ngon với hương vị đặc trưng mà còn là một vị thuốc với nhiều dược chất quý. Ngoài quả, các bộ phận khác của cây như hạt, rễ, lá… đều được dùng như một vị thuốc có khả năng phòng và điều trị bệnh tuyệt vời. Dưới đây là những điều cần biết về mãng cầu xiêm.
Mãng cầu xiêm là gì?
Mãng cầu xiêm còn được gọi với nhiều tên gọi khác như mãng cầu gai, na gai, na xiêm… Loại cây này có tên khoa học là Annona muricata. Được trồng nhiều ở vùng Trung Mỹ, Caribe và phía bắc của Nam Mỹ như Mexico, Cuba, Brasil, Peru, Ecuador, Colombia, Venezuela, Somalia, Uganda và Mozambique. Ngày nay mãng cầu xiêm cũng được trồng ở một số nước Đông Nam Á cũng như một số đảo thuộc vùng Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, mãng cầu xiêm là loại quả rất quen thuộc, có quanh năm ở vùng Tây Nam bộ. Cây thuộc họ na, cao từ 6 – 8m. Vỏ có nhiều lỗ bì nhỏ, màu nâu. Lá màu đậm, xanh quanh năm, không lông, mọc so le, nguyên hình trái xoan ngọn giáo. Mỗi lá có 7 – 9 cặp gân phụ. Hoa màu xanh, mọc đơn độc ở thân hay nhánh già. Quả mãng cầu xiêm là quả mọng kép lớn, hình trứng, dài 25 – 30cm, màu lục hay vàng. Trên quả phủ những mũi nhọn thẳng hay cong, bên trong có thịt quả mềm và nhiều hạt màu nâu đen.
Cây mãng cầu xiêm hiện được trồng nhiều, rộng khắp để làm cây ăn quả. Quả chín lớn hơn mãng cầu ta rất nhiều, có khi có thể nặng tới gần 7kg (độ lớn chỉ thua quả na rừng). Thịt quả ngọt, hơi chua, mùi thơm dịu dễ ăn nên rất được người dùng ưa chuộng. Thịt quả mãng cầu xiêm không chỉ ngon mà còn có nhiều dinh dưỡng như: vitamin C, vitamin B1 và vitamin B2. Ước tính, trong 100g mãng cầu xiêm gồm có khoảng 66 calo, 3.3g chất xơ ăn kiêng, 278mg kali, 14mg canxi, 20.6g vitamin C….
Các bộ phận trên cây mãng cầu xiêm như vỏ, quả, lá và hạt đều có thể dùng làm thuốc. Quả chín được dùng bằng cách ăn tươi, lấy hạt già. Trong khi quả xanh được phơi khô, tán bột, lá dùng tươi…
Mãng cầu xiêm có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền:
Trong y học, mãng cầu xiêm được đánh giá cao nhờ khả năng phòng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Y học cổ truyền cho rằng:
Thịt quả mãng cầu xiêm: Có màu trắng, vị dịu, hơi ngọt, có chút chua giống mùi na, có khả năng giải khát, bổ tỳ vị, giải độc, thanh nhiệt, diệt trùng, chủ trị tiêu hóa không tốt, tích thực (trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu), kiết lỵ, viêm dạ dày, nhọt độc đau sưng, đường và mỡ trong máu cao, giun sán ký sinh trong ruột.
" alt="mang-cau-xiem-2(1" width="640" height="426" data-src="https://sanvatquehuong.com/wp-content/uploads/2017/11/mang-cau-xiem-21.jpg" />
Hạt mãng cầu xiêm: Thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng giảm đau, hoạt huyết hóa ứ, chủ trị viêm tràng vị, kiết lỵ, nhiệt độc.
Lá mãng cầu xiêm: Thanh nhiệt giải độc, diệt trùng, chủ trị viêm gan, hỗ trợ điều trị bệnh thận mãn tính, trĩ ra máu, kiết lỵ, trẻ nhỏ lòi dom, vết thương ngoài da sưng đau, nhọt độc sưng đau, ung nhọt ở da, đường và mỡ trong máu cao, khí hư bạch đới.
Rễ mãng cầu xiêm: Thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ điều trị sưng bầm tím, xơ gan, lao phổi, mỡ máu cao và nhiều loại ung thư.
Theo y học hiện đại:
Điều trị nhiễm khuẩn, tốt cho hệ tiêu hóa: Uống lá mãng cầu xiêm hàng ngày có khả năng chống nhiễm trùng đường tiết niệu hiệu quả. Nó cũng giảm lây nhiễm vi khuẩn ở niệu đạo, niệu quản, bàng quang và thận.
Hỗ trợ hệ thống miễn dịch: Mãng cầu xiêm còn có khả năng bảo vệ hệ thông miễn dịch để ngăn ngừa bệnh tật, tăng cường sức khỏe. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các hợp chất annonaceous acetogenins được tìm thấy trong mãng cầu xiêm là chuỗi acid béo dài có khả năng chống độc. Ngoài ra, trong thịt quả mãng cầu xiêm có chứa vitamin C lớn (gấp đôi so với chuối, lê, táo, nho và dứa) giúp tăng cường sức đề kháng. Quả cũng có vitamin B1 (thiamin) để “chống căng thẳng”, tăng cường sự trao đổi chất và bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Ngăn ngừa thiếu máu: Có thể bạn sẽ cảm thấy vô lý nhưng trên thực tế quả mãng cầu xiêm rất giàu sắt với khả năng ngăn ngừa tình trạng thiếu máu hiệu quả. Do đó, thay vì dùng thuốc, bạn có thể dùng mãng cầu xiêm để bổ sung các tế bào hồng cầu cho cơ thể.
Hỗ trợ giảm cân: Trong quả mãng cầu xiêm chứa nhiều chất xơ ăn kiêng, vitamin C tự nhiên và nước có thể thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo và calo trong cơ thể. Do chứa nhiều chất xơ nên loại quả này cũng giúp bạn cảm thấy no lâu hơn và giảm lượng thức ăn, năng lượng nạp vào cơ thể. Ngoài ra, chất xơ trong thịt quả còn hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn.
Làm đẹp da: Thịt quả mãng cầu xiêm ít béo và có lượng vitamin C cao hơn nhu cầu hàng ngày dành cho một người. Do đó, nó có khả năng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch để da sáng mịn, tóc bóng mượt và trẻ lâu hơn. Trong quả mãng cầu cũng chứa các loại khoáng chất hữu ích như photpho và canxi giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh loãng xương…
Hỗ trợ điều trị ung thư: Một trong những công dụng được đặc biệt chú ý của mãng cầu xiêm là khả năng hỗ trợ điều trị ung thư. Journal of Natural Products, một tạp chí danh tiếng của Hàn Quốc đã từng cho đăng tải thông tin về một công trình nghiên cứu về mãng cầu xiêm. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng nước ép quả mãng cầu có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư cao hơn gấp 10.000 lần so với liệu pháp hóa trị. Đặc biệt, phương pháp này không hề làm hại các tế bào khỏe mạnh và không chứa tác dụng phụ.
Năm 1976, một bài đăng trên tạp chí cho biết Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về loại quả này. Kết quả cho thấy, lá và thân của cây này có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư ác tính hiệu quả.
Dùng mãng cầu xiêm như thế nào?
Giải khát, chống hoại huyết: Thịt quả mãng cầu xiêm pha thêm nước và đường, đánh như đánh trứng gà để thịt quả nhuyễn ra như một loại sữa. Thức uống này giúp giải khát, bổ mát và chống hoại huyết hiệu quả.
Phòng ngừa tăng huyết áp: Chỉ cần lấy lá mãng cầu xiêm 20g rửa sạch, để ráo nước rồi hãm uống thay nước trà hàng ngày. Trà này ngừa tăng huyết áp rất tốt. Tuy nhiên, những người có tiền sự hạ huyết áp hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp thì không nên dùng vì có thể khiến huyết áp xuống quá thấp.
Giảm đau nhức xương khớp: Lá mãng cầu xiêm có khả năng giảm đau, chống viêm do thấp khớp khá hiệu quả. Do đó, người bệnh có thể lấy một nắm lá mãng cầu rửa sạch, để ráo bớt nước rồi giã nát và đắp lên chỗ đau nhức. Đắp xong thì bằng lại, 3 tiếng thay băng một lần, đắp liền trong 3 ngày.
Hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư, trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Lấy khoảng 10 lá mãng cầu xiêm (loại lá già màu xanh thẫm), rửa sạch, cho vào nồi, thêm 3 cốc nước đun còn 1 cốc, uống ngày 2 lần. Hoặc lấy lá mãng cầu xiêm phơi khô, mỗi lần lấy 15 lá đun với 1 lít nước sôi. Đun đến khi còn 1 nửa thì để nguội bớt và uống. Trà có khả năng chống lại bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, trị táo bón hiệu quả.
Trị thống kinh (đau bụng kinh): Mãng cầu xiêm có tính nóng nên ăn có thể làm ấm tử cung, hoạt huyết, tán hàn và làm giảm các cơn đau bụng kinh hiệu quả. Ngoài ra, quả còn trị mất ngủ hiệu quả…