Thiết bị được sử dụng để đo độ bão hòa oxy động mạch (SpO2), nhịp tim (PRbpm) và chỉ số tưới máu (PI) không xâm lấn. Độ bão hòa oxy cho thấy tỷ lệ phần trăm của haemoglobin trong máu động mạch được bão hòa oxy. Do đó, đây là một thông số quan trọng để đánh giá chức năng hô hấp.
Để thực hiện đo, thiết bị sử dụng hai tia sáng có bước sóng khác nhau để chiếu vào ngón tay đã được đặt sẵn trong thân máy. Chỉ số bão hòa oxy thấp biểu hiện người dùng có các bệnh tiềm ẩn (bệnh hô hấp, hen suyễn, suy tim, v.v.). Những người có chỉ số bão hòa oxy thấp thường gặp các triệu chứng như khó thở, tăng nhịp tim, yếu ớt, hồi hộp và toát mồ hôi.
Nếu thấy triệu chứng giảm độ bão hòa oxy mãn tính, bạn cần phải theo dõi bằng cách sử dụng thiết bị dưới sự giám sát y tế. Nếu giảm độ bão hòa oxy cấp tính, có hoặc không có các triệu chứng kèm theo, bạn phải tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức vì trường hợp này có thể đe dọa tới tính mạng. Thiết bị đặc biệt phù hợp với những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc hen suyễn, vận động viên và người khỏe mạnh tập thể dục ở địa điểm cao (ví dụ: người leo núi, người trượt tuyết hoặc phi công nghiệp dư).
PO40 máy đo sự bão hòa oxy (SpO2) trong mạch máu và nhịp tim
Tỷ lệ HbO2/ (HbO2+Hb) gọi là độ bão hòa oxy trong máu SpO2, nói cách khác là tỷ lệ phần trăm hemoglobine của máu kết hợp với Oxy.
Đặc điểm nổi bật của máy đo nồng độ oxy trong máu Beurer PO40
- Dễ dàng sử dụng và mang theo bên mình (lý tưởng khi di chuyển)
- Thiết kế nhỏ gọn, nhẹ nhàng
- Màn hình OLED hai màu, hiển thị độ bão hòa oxy (SpO2), nhịp tim (PRbpm) và chỉ số tưới máu (PI)
- Độ sáng màn hình có thể điều chỉnh (1 đến 10)
- 7 định dạng hiển thị, chỉ báo pin yếu, tự động tắt sau 8 giây nếu không ấn bất kỳ nút nào
- SpO2, dạng sóng thể tích đồ, tần số xung nhịp
- Sử dụng với hầu hết các bệnh nhân từ trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn
- Vận hành dễ dàng, hiệu quả, đơn giản và hoàn toàn đo lường không đau
- Pin có thời lượng vận hành lâu tiết kiệm pin
- Thích hợp là thiết bị y tế trong gia đình và bệnh viện (bệnh nhân bị bệnh tim, hen suyễn, huyết áp thấp…)
Những người có nguy cơ thiếu oxy.
1.1. Tắc nghẽn đường hô hấp vì bất cứ nguyên nhân gì: đờm, dãi, dịch, dị vật, co thắt, sưng nề.
1.2. Hạn chế hoạt động của lồng ngực ví dụ: hậu phẫu ở bụng, chấn thương lồng ngực, bệnh lý của cột sống, tình trạng viêm nhiễm như viêm phúc mạc.
1.3.Suy giảm chức năng của hệ thống thần kinh có tham gia quá trình hô hấp, ví dụ: viêm não, chấn thương sọ não, hôn mê, bệnh nhân được gây mê toàn thân, tai biến mạch máu não và các bệnh gây liệt như: bại liệt, đa xơ cứng.
1.4. Cản trở sự khuếch tán của khí trong phổi: tình trạng này thường do khối u trong phổi và các bệnh: Khí phế thũng, tắc mạch phổi và chấn thương.
1.5. Thiếu oxy trong không khí do điều kiện, hoàn cảnh môi trường. Ví dụ: Môi trường quá nóng, quá nhiều khói, sương hoặc không khí quá loãng ở nơi có áp suất khí quyển cao ( Môn thể thao leo núi, hàng không...)
Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu oxy.
- Bệnh nhân kêu khó thở. Bệnh nhân thường kêu: "tôi không thở được" hoặc "tôi cảm thấy là bị nghẹt thở".
- Bệnh nhân thường phải ngồi dậy để thở
- Bệnh nhân biểu hiện lo âu, hoảng hốt, bồn chồn
- Vật vã kích thích
- Giảm thị lực
- Trí nhớ giảm, có thể lẫn lộn
- Giảm trương lực và sự phối hợp của cơ
- Trong giai đoạn đầu: huyết áp, mạch và tấn số hô hấp tăng vì tim đập tăng lên để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể.
- Trong giai đoạn muộn: bệnh nhân có biểu hiện tím tái, thở dốc, rút làm co kéo các cơ hô hấp. Huyết áp và mạch giảm. Mất khả năng vận động đi lại.