THÔNG TIN SẢN PHẨM
- Quy cách: 280g
- Xuất xứ: Việt Nam
- Mắm tôm Lê Gia được làm từ tôm biển tươi xanh béo mập, ủ với muối hạt tinh khiết, ủ theo phương pháp cổ truyền, lên men tự nhiên trong thùng gỗ. Mắm tôm là gia vị hoàn toàn tự nhiên, cho món ăn thêm hương vị thanh dịu, đậm đà.
- Mắm có mùi vị đậm, ngọt dịu, hậu vị sâu, không xẵng, không chát.
- Dùng để chấm rau, củ, quả, bún đậu, thịt luộc,
- KHÔNG hương liệu - chất tạo màu - chất bảo quản.
Mắm tôm lê gia
MẮM TÔM LÊ GIA - ĐIỀU GÌ LÀM NÊN ĐIỂM KHÁC BIỆT
THÀNH PHẦN NGUYÊN LIỆU CHỌN LỌC
- Mắm tôm Lê Gia được làm từ tép biển tươi, muối hạt tinh khiết, ủ theo phương pháp cổ truyền, lên men tự nhiên trong thùng gỗ. Mắm tôm là gia vị hoàn toàn tự nhiên, cho món ăn thêm hương vị thanh dịu, đậm đà.
- Nguyên liệu làm mắm Tôm Lê Gia được làm từ con tôm biển -có tên khoa học là Acetes japonicus (còn gọi là con ruốc, moi ). Ruốc biển làm mắm Lê Gia là ruốc biển Săm văn, ruốc Hêu - là loại tôm được sống ở tầng mặt, nên rât sạch, được vớt lên rồi rửa ngay trên biển, xếp vào giá bê cho ráo nước. Ruốc được đánh bắt vào đúng vụ lúc ruốc trưởng thành, nhiều thịt và vỏ mỏng (tháng 7- tháng 10 âm lịch). Được rửa sạch và ủ muối ngay khi lên bờ, đảm bảo cho ra nhưng mẻ mắm chất lượng nhất.
- Muối: là loại muối tinh khiết, trắng trong được lấy từ vùng muối Bà Rịa và Ninh Thuận, được lưu kho ít nhất 1 năm cho chảy hết thành phần gây ra mùi vị bất lợi (chát, đắng), làm cho mắm ngọt êm hậu vị.
CẦU KỲ TRONG PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN
- Ruốc được trộn với muối theo tỉ lệ 4 ruốc : 1 muối, rồi đem xay nhuyễn. Hỗn hợp ruốc, muối được mắm Lê Gia ủ trong các thùng gỗ Bời Lời, lên men từ từ trong nhà tôn kín. Việc ủ ruốc trong thùng gỗ đặt trong nhà tôn kín, không chỉ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn giúp cho quá trình lên men sản phẩm được diễn ra tự nhiên và ổn định giúp cho ra những sản phẩm mắm nguyên bản vị truyền thống.
- Cùng với việc sử dụng các gia vị tự nhiên cùng với công thức chăm sóc đặc biệt trong thời gian ít nhất 1 năm, sản phẩm mắm tôm Lê Gia- 100% tự nhiên, mộc mạc, thuần khiết và thực sự an toàn.
- Mắm Tôm Lê Gia có mùi thơm dịu đặc trưng. Mắm có vị đậm đà, ngọt dịu có hậu, không xẵng, không chát, là gia vị không thể thiếu cho các món ăn đậm đà vị mắm truyền thống như: Chấm rau của quả, thịt luộc, dưa cà và rất ngon khi chưng với thịt.
- Sản phẩm được đóng hũ thủy tinh tiện lợi cho người sử dụng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
- Sử dụng trực tiếp để chấm (rau củ quả luộc, cà muối, đậu phụ, thịt luộc…).
HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN
- - Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sang mặt trời, đậy nắp kín sau khi sử dụng
CÁC MÓN ĂN PHÙ HỢP VỚI MẮM TÔM
1. Thịt lợn. Món ăn đổi món cho bữa tối, tuy đơn giản nhưng lại rất "đưa cơm", dễ ăn, dễ vào. Ngon nhất vẫn là thịt ba chỉ có tỷ lệ nạc mỡ hài hòa, nếu không thì chọn phần thịt đùi, thịt vai cũng được. Thịt chín vừa, chấm cùng mắm tôm ngọt ngọt, đậm đà thật tuyệt.
2. Nội tạng lợn. Không chỉ phần thịt, các món ăn chế biến từ nội tạng lợn cũng rất ngon khi chấm với mắm tôm như dạ dày, lòng non, gan, dồi... Bạn nên mua loại lòng non nhỏ, tròn đều, có màu hồng hào, đây là loại lòng ngon. Khi chọn gan bạn nên loại bỏ những lá gan có phần đốm trắng hay màu đỏ bất thường, nên mua những miếng gan có màu đỏ hồng là ngon nhất. Khi chế biến, bạn cần phải sơ chế kỹ càng để tránh mùi hôi bằng chanh, giấm, rượu trắng.
3. Đậu rán. Đậu thượng hạng phải là loại đậu Mơ, được chọn từng hạt đậu đủ tiêu chuẩn, rán chín cháy cạnh, bên ngoài thì cứng giòn nhưng bên trong lại mềm, nóng sốt và béo ngậy. Một miếng bún lá, một miếng đậu rán, chấm đẫm thứ mắm tôm đặc biệt là đủ hấp dẫn, tinh tế mà không cần cầu kỳ.
4. Thịt chó. Thịt chó thường được chế biến thành các món: thịt luộc (biến thể là hấp hoặc phay), dồi nướng, lòng hấp, thịt nướng (biến thể là quay, chả chìa), nhựa mận (biến thể là xào lăn), xáo măng (biến thể là lẩu). Các gia vị chính để chế biến món thịt chó là: sả, riềng, mẻ, mắm tôm, lá mơ trắng. Các đồ ăn và rau thơm đi kèm: bánh đa, húng chó, hành sống, mơ tam thể, củ sả, ớt trái... Tuy thịt chó thường đi liền với húng chó, riềng, sả... nhưng thích hợp nhất vẫn là mắm tôm.
5. Gỏi sứa đỏ. Sứa cắt thành những tảng lớn, ngâm trong nước hãm làm từ cây sú vẹt. Khi ăn, bạn lấy một chiếc lá tía tô và kinh giới, đặt lên trên một miếng sứa, một miếng đậu nướng, một miếng dừa non, cuộn lại và chấm với mắm tôm. Miếng sứa biển thanh mát, giòn giòn kết hợp với miếng đậu phụ nướng mềm bùi, cùi dừa béo ngậy đem lại cảm giác mới lạ đầy thú vị. Một chút mắm tôm đánh kỹ với quất và ớt tươi cùng với rau kinh giới, tía tô giúp món ăn càng đậm đà hơn.
6. Cà pháo. Cà pháo được rửa sạch, để ráo nước rồi rắc một ít muối vào trước, để một lúc nữa thì tiếp tục cho nước đun sôi để nguội pha muối vào, sau đó nén các quả cà xuống cho ngập nước. Thông thường vào mùa hè sau 2 đến 3 ngày là có thể ăn được, bữa cơm trưa đơn giản chỉ cần đĩa thịt lợn, dăm ba quả cà pháo chấm mắm tôm với nước rau luộc là đủ khiến nhiều người chảy nước miếng.
7. Thịt rang mắm tôm. Nguyên liệu: Thịt lợn, mắm tôm, hành củ, hành lá, tỏi, nước mắm, đường, tiêu, bột ngọt. Thịt lợn mua về đem rửa sạch với nước sau đó dùng dao thái miếng nhỏ vừa ăn. Hành lá rửa sạch sau đó thái thành khúc. Hành củ, tỏi ta bóc vỏ, rửa với nước rồi dùng dao thái nhỏ.