Khoai lang gừng – món mứt ngon không thể thiếu trong dịp tết
Được chọn lọc từ những củ khoai lang tươi ngon và đẹp nhất, qua quá trình chế biến để trở thành khoai lang dẻo, sau đó thêm ít gừng và đường sẽ tạo nên hương vị rất đặc trưng của khoai lang gừng.
- Thành phần: Khoai lang mật, Gừng, Đường kính trắng
- Chỉ tiêu chất lượng: không phẩm màu, độ ẩm 30%
- Sử dụng: nên dùng ngay sau khi bóc bao bì, không nên sử dụng khi đã có dấu hiệu ố, mốc hoặc có mùi vị lạ.
- Hạn sử dụng: 02 tháng
- Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Số xác nhận công bố: 30/2017/ATTP-ĐK
Giá trị dinh dưỡng cao từ sự kết hợp giữa Khoai lang và Gừng:
Trong hệ thống xếp hạng thực phẩm cho thấy khoai lang là loại thực phẩm truyền thống giàu chất dinh dưỡng. Củ khoai như là một nguồn tuyệt vời của vitamin A (dưới dạng beta-caroten), một nguồn đáng kể của vitamin C và mangan, trong khoai còn có sản phẩm đồng, một nguồn chất xơ rất tốt cho cơ thể, lượng cao vitamin B6, kali và sắt. Ngoài ra thì khoai lang còn có tác dụng giúp chữa mau lành các vết thương.
Gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Trong hầu hết các thang thuốc Đông y, dù bệnh hàn hay nhiệt, hư hay thực, các thầy thuốc vẫn thường dùng từ 3 đến 5 lát gừng sống. Ngoài ra tùy theo hình thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau. Gừng sống còn gọi là sinh khương có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Gừng khô còn gọi là can khương, có tính nóng hơn sinh khương, có thể làm ấm tỳ vị. Gừng đốt cháy tồn tính còn gọi là hắc khương. Hắc khương có vị đắng, thường được tẩm đồng tiện, có thể làm ấm can thận, giáng hư hỏa. Vỏ gừng được gọi là khương bì có tác dụng lợi tiểu. Trong kỹ thuật bào chế, gừng cũng có thể giúp cho thầy thuốc đạt được một số mục đích quan trọng.