Mùa hồng Đà Lạt 2020 đã chính thức bắt đầu, DaLaVi trân trọng gửi đến quý khách hàng chính sách giá bán lẻ như sau:
- Đơn hàng 5kg, giá: 45.000đ/kg
- Đơn hàng 10kg, giá bán: 40.000đ/kg
- Đơn hàng 20kg, giá bán: 35.000đ/kg
- Đơn hàng 50kg, giá bán: 30.000đ/kg
Cách bảo quản Hồng giòn Đà Lạt:
Sau khi nhận được Hồng giòn từ DaLaVi, vì đã Ủ hơi đủ ngày – hết chát 100% NÊN sản phẩm đã ăn được liền mà không cần chờ đợi:
- Nếu ăn trong vòng 1-2 ngày thì quý khách chỉ cần cho toàn bộ Hồng ra rổ, để nơi thoáng mát và ăn dần như các loại trái cây thông thường khác. Nếu để lâu hơn: hãy bảo quản bằng tủ lạnh
- Lưu ý: KHÔNG NÊN rửa hồng trước khi cho vào tủ lạnh để tránh hồng bị úng nước. Khi nào ăn thì cắt ra dùng liền, tránh cắt sẵn miếng hồng bị oxy hóa sẽ không ngon.
- KHÔNG nên để quá lâu, thời gian khuyến nghị chỉ NÊN là 5 ngày trở lại. Hồng càng để lâu càng mất vị ngon, khi bổ ra có thể xuất hiện các chấm màu tím hoặc đen li ti.
Hồng giòn Đà Lạt có vị ngọt, thơm, nhai nghe rôm rốp
Hồng Đà Lạt và món quà từ vùng đất Cao Nguyên:
Hồng là loại cây sống ở vùng ôn đới nên khi du nhập vào Việt Nam nó sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở những khu vực có khí hậu mát mẻ quanh năm. Cây hồng đã có mặt ở Đà Lạt (Lâm Đồng) từ lâu, trước đây người dân chủ yếu thu hoạch hồng chín để bán, làm mứt hoặc sấy khô. Nhưng khoảng chục năm trở lại đây, mọi người thường chuyển hướng sang thu hoạch hồng khi quả vừa già đang chuyển dần sang màu vàng nhạt để ủ hơi làm hồng giòn. Cứ 1 lớp hồng đến 1 lớp báo, cột chặt túi để khoảng 7 – 10 ngày hồng hết chát, giòn và ngọt. Từ đó, người Đà Lạt có thêm một đặc sản mới với tên gọi rất dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn – hồng giòn Đà Lạt.
Hồng sẽ được thu hoạch khi vừa già và chuyển qua màu vàng nhạt
Hồng đươc ủ hơi, để 7-10 ngày cho hết chát – trở thành hồng giòn và ngọt ngon
Ngày nay hồng giòn là một trong những đặc sản chính của Đà Lạt được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận, tìm mua như một món quà không thể thiếu khi đặt chân tới miền đất này. Ai đã từng ăn rồi sẽ muốn ăn nữa và nhớ mãi hương vị thơm ngon của hồng.
Có hai loại khác nhau là hồng đầu bằng và hồng trứng lốc. Mặc dù có những đặc điểm khác nhau nhưng về cơ bản có hương vị giống nhau.
Hồng giòn Đà Lạt có vị ngọt ngọt, thơm thơm, khi chẻ ra những miếng vừa ăn, cho vào miệng nhai nghe dòn rôm rốp.
Trời đất không những ưu ái cho Đà Lạt một khí hậu đặc biệt mà còn ban tặng cho nơi đây những sản vật tuyệt vời. Không kì công chăm sóc, không kén chọn nơi trồng, không ngại gió sợ mưa, cây hồng lớn lên như một sự dĩ nhiên của tạo hóa. Chỉ là loại cây trồng xen nhưng mỗi năm cứ vào tháng 7 cho tới tháng 11 khắp các chợ lớn nhỏ trong thành phố nơi đâu cũng ngập tràn hồng. Hồng có trên gánh hàng rong của bà mẹ Đà Lạt, trên sạp trái cây của chị em tiểu thương, trên những con đường tới chùa Tàu hay các villa nghỉ dưỡng…
Ghi chú