Thịt cừu còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà đặc biệt là hệ miễn dịch, hệ thần kinh, trí nhớ, bổ máu, giúp tráng dương, mạnh gân cốt, có lợi cho phổi, giảm tình trạng hen suyễn, viêm phế quản, bệnh phổi hay nhiều chứng bệnh về hô hấp khác thường gặp vào mùa đông.
Đặc điểm nổi bật của đùi cừu không xương – leg boneless
Đùi cừu rút xương (Lamb Leg Boneless), được bảo quản đông lạnh, đóng gói ép chân không với trọng lượng mỗi gói 2kg.
Khác với đùi cừu có xương, đùi cừu không xương đã được lọc bỏ phần xương dài của đùi, chỉ còn lại phần thịt bắp đùi cuộn tròn, dễ dàng cho việc sơ chế và chế biến các món đùi cừu nướng, bỏ lò hoặc sốt tiêu...
Thịt đùi cừu có vẻ ngoài khá giống với thịt bò nhưng nếu để ý kỹ thì thấy thịt cừu có kết cấu mịn, mềm, có độ đàn hồi cao và hơi dẻo.
Đùi cừu không xương – leg boneless
Thông tin về đùi cừu không xương- leg boneless
Nước sản xuất đùi cừu không xương
Úc
Hãng sản xuất đùi cừu không xương
Midfield
Cách sử dụng đùi cừu không xương
Rã đông ở nhiệt độ thường trước khi sử dụng ít nhất 30 phút.
Sử dụng trong ngày sau khi rã đông, không cấp đông lại sản phẩm sau khi đã rã đông.
Trước khi sử dụng nên xả đông 30 – 40 phút. Không nên để thịt tan đá hoàn toàn mà miếng thịt phải còn hơi cứng để khi thái lát, cắt miếng sẽ dễ dàng hơn. Sau đó tẩm ướp gia vị và trong quá trình đợi gia vị ngấm đều thì thịt tan đá hết là vừa. Như vậy thịt vừa có độ dẻo dai, vừa giữ được hương vị tự nhiên nhất và không bị nát khi chế biến.
Có thể nấu nhiều món đa dạng với thịt cừu như đùi cừu bỏ lò, đùi cừu nướng, đùi cừu áp chảo.
Hạn sử dụng đùi cừu không xương
2 năm kể từ ngày sản xuất.
Bảo quản đùi cừu không xương
Trữ đông ở nhiệt độ -18 độ C.
Đùi cừu không xương cắt lát(leg boneless)
Những điều cấm kỵ khi ăn thịt cừu
Bạn rất thích món sườn cừu nhưng hãy nhớ rằng, có những thực phẩm bị cho là cấm kị khi ăn cùng thịt cừu. Vậy "kẻ thù" của thịt cừu là gì?
Trà là "kẻ thù" của thịt cừu
Trà là “kẻ thù” của thịt cừu. Lý do khiến cho hai thực phẩm này không nên đi chung vì thịt cừu giàu protein, còn trà có chứa axit tannic. Khi ăn thịt cừu cùng với uống trà sẽ làm sản sinh protein axit tannic, giảm nhu động ruột, giảm độ ẩm phân, dễ sinh ra táo bón.
Những thực phẩm có tính hàn quá cao như dấm, dưa hấu
Thịt cừu có tính ấm (có tác dụng làm cho người ấm lên, tốt cho người khí huyết kém), khi chế biến hay ăn kèm với dấm sẽ khiến cho tính ấm của nó giảm đi rất nhiều, không có lợi cho cơ thể.
Ngoài ra, dưa hấu cũng là loại quả có tính hàn cao. Ăn dưa hấu sau khi ăn thịt cừu sẽ khiến cơ thể dễ bị suy nhược. Điều này cũng phát sinh do tính ấm của thịt cừu khi gặp dưa hấu có tính lạnh sẽ dễ bị giảm tác dụng làm ấm cơ thể, cản trở chức năng của lá lách và dạ dày.
Những thực phẩm có tính nhiệt quá cao như sầu riêng, bí ngô
Nếu bạn muốn khỏe mạnh, nên tránh ăn sầu riêng và thịt cừu cùng một lúc.
Nguyên nhân vì sầu riêng chứa nhiều đường, kali, chất béo và được coi là có tính ấm. Trong khi đó, thịt cừu là một nguồn protein, cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa và cũng có tính ấm. Vì vậy, ăn thịt cừu cùng sầu riêng có thể làm tăng cholesterol trong máu.
Đùi cừu không xương – leg boneless
Đối với một người bình thường, ăn cả hai loại thực phẩm này cùng một lúc sẽ dẫn đến nhiệt độ cơ thể tăng quá cao. Để hạn chế điều này, khi ăn thịt cừu thì tốt nhất nên ăn cùng với măng cụt hoặc uống nước muối nhạt.
Bên cạnh đó, Y học Trung Quốc cổ đại đã ghi lại rằng không nên ăn thịt cừu cùng với bí ngô. Điều này chủ yếu là bởi vì thịt cừu và bí ngô đều là thực phẩm ấm, khi kết hợp dễ gây tác dụng xấu giống như khi ăn thịt cừu với sầu riêng.
Cũng chính vì có tính ấm mà khi chế biến thịt cừu nên hạn chế sử dụng ớt, tiêu hay đinh hương… vốn là những gia vị nóng để tránh làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao.
Một số bệnh không ăn thịt cừu
Những người bị đau mắt đỏ, đau miệng, nướu, đau cổ họng hay tiêu chảy nên tránh không nên ăn thịt cừu vì có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng khó chịu.
Nguồn https://afamily.vn/
Bí quyết chọn thịt cừu ngon
Thịt cừu có chứa hàm lượng protein cao cùng với nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe con người. Thịt cừu có mùi vị rất ngon, nó có thể được dùng để chế biến thành nhiều món ăn. Tuy nhiên, cừu không được nuôi phổ biến như lợn hay bò, do đó giá của thịt cừu có cao hơn và không được bày bán nhiều. Bạn cần phải đi vào siêu thị hoặc ở các cửa hàng thực phẩm sạch, cửa hàng chuyên cung cấp thịt cừu để mua.
Để chắc chắn có thể mua được nguyên liệu ngon, bạn cần phải biết những lưu ý này: Thịt cừu được chọn phải có độ đàn hồi cao, khi sờ tay vào không có cảm giác bết dính. Không chọn thịt cừu có màu thâm tím, phần mỡ lại có màu vàng, đó là thịt cừu có thể đã để lâu hoặc thịt cừu bị bệnh. Bạn cũng không nên chọn miếng thịt có quá nhiều mỡ bởi phần mỡ chính là “nguyên nhân” tạo ra mùi hăng.
Chia sẻ cách chế biến món ăn từ đùi cừu không xương – leg boneless
Cách làm thịt cừu nướng từ đùi cừu không xương
Thịt cừu nướng thơm nức mũi, cộng thêm màu sắc bắt mắt, miếng thịt ngấm gia vị sẽ làm cả nhà đều mê tít, vét sạch nồi cơm.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món thịt cừu nướng từ đùi cừu không xương
– Thịt cừu: 800g: Chọn phần đùi hoặc sườn để có món thịt cừu nướng ngon nhất bạn nhé.
– Lá thơm khô: 1 thìa canh: Bạn có thể mua ở cửa hàng đồ khô
– Nước tương: 4 thìa cà phê
– Hạt nêm: 1 thìa cà phê
– Tiêu xay: 1 thìa cà phê
– Tỏi: 1 củ: Bóc vỏ rồi băm nhỏ
– Dầu ăn: 1/2 bát con
Quy trình chế biến cho món thịt cừu nướngtừ đùi cừu không xương
Bước 1: Thịt cừu sau khi sơ chế sạch sẽ, loại bỏ mùi hôi thì bạn dùng một con dao thật sắc lóc lấy phần thịt và bỏ xương. Bạn hãy lóc thật cẩn thận để miếng thịt sau khi lóc có dạng miếng lớn. Nếu là sườn thì để nguyên miếng sườn.
Bước 2: Cho miếng thịt vào bát lớn, sau đó cho lá thơm khô + hạt nêm + nước tương + tiêu xay + tỏi băm vào, trộn đều và ướp trong vòng khoảng 20 – 30 phút để cho thịt cừu ngấm gia vị.
Bước 3: Thịt cừu sau khi ướp bạn đem bó lại, sau đó dùng xiên nhọn đâm nhiều lỗ trên miếng thịt (Làm như vậy sẽ giúp thịt nướng thơm hơn và giảm bớt mùi tanh).
Sau khi ướp thịt và đã có nước sốt, bạn tiến hành nướng thịt cừu thôi nào.
Bước 4: Cho thịt vào lò nướng và nướng ở nhiệt độ 200 độ C. Trong quá trình nướng, thỉnh thoảng bạn mở lò nướng và quét dầu ăn lên, như vậy sẽ đảm bảo thịt không bị khô. Thời gian nướng thịt khoảng 30 phút.
Thịt sau khi lấy ra bạn thái miếng mỏng nhưng to bản, bày ra đĩa và mang ra cho cả nhà cùng thưởng thức. Món thịt cừu nướng ăn kèm với sau xà lách và sốt Mayonaise là tuyệt vời nhất đấy.
Cách làm thịt cừu xào sả từ đùi cừu không xương
Miếng thịt cừu mềm vừa phải, ăn kèm với các loại rau củ là một sự hòa quyện mới lạ và tuyệt vời. Món thịt cừu xào sả không quá khó làm, tuy nhiên nếu không biết cách nêm nếm cho vừa vặn, làm đúng theo quy trình thì chưa chắc bạn đã có một món ăn ngon.
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cừu xào sả từ đùi cừu không xương
– Thịt cừu: 400g: Chọn phần thịt nhiều nạc
– Ớt chuông xanh: 1 trái nhỏ
– Ớt chuông vàng: 1 trái nhỏ
– Ớt chuông đỏ: 1 trái nhỏ
– Cà rốt: 1 củ nhỏ
– Củ năng: 50g
– Măng tươi: 50g
– Tỏi: 3 tép
– Sả: 5 nhánh
– Hành tím: 2 củ
– Nước mắm: 1/2 thìa canh
– Đường: 1 thìa cà phê
– Tiêu xay: 1/2 thìa cà phê
– Dầu hào: 1/2 thìa canh
– Dầu ăn: 1 thìa canh
Quy trình chế biến cho món thịt cừu xào sả từ đùi cừu không xương
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Thịt cừu làm sạch, loại bỏ mùi hôi rồi để ráo nước, sau đó thái quân cờ hoặc thái lát nhưng không quá mỏng
– Ớt chuông các loại: rửa sạch rồi thái hạt lựu
– Cà rốt, củ năng, măng tươi: làm sạch rồi thái hạt lựu. Sau đó chần sơ bằng nước nóng rồi vớt ra bát.
– Sả: bóc bỏ phần già, rửa sạch rồi thái nhỏ
– Tỏi và hành tím: bóc vỏ rồi băm nhỏ
Bước 2: Ướp thịt cừu
Cho thịt cừu đã sơ chế vào bát, sau đó bạn cho thêm nước mắm + dầu hào + đường + tiêu xay vào, trộn thật đều rồi để ướp trong khoảng ít nhất là 15 phút để gia vị ngấm vào thịt. Nếu bạn không để thời gian ướp mà nấu luôn thì khi nấu thịt sẽ không ngấm gia vị bởi món này không nên nấu quá lâu.
Bước 3: Xào thịt cừu
Bắc một chiếc chảo rộng lên bếp, cho dầu ăn vào, khi thấy dầu ăn nóng thì bạn cho hành tỏi băm + sả vào và phi thơm, sau đó cho thịt cừu đã ướp vào. Đảo đều tay cho đến khi thấy thịt cừu săn lại thì cho các loại rau củ vào, đảo đều cho đến khi tất cả cùng chín thì bạn nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.
Nếu thích ăn cay, bạn hãy cho thêm một ít ớt băm vào, đảo đều rồi tắt bếp là bạn đã hoàn thành xong món thịt cừu xào sả cực kỳ thơm ngon rồi đấy. Hoặc bạn có thể dùng kèm với bánh tráng mè (bánh tráng cần được chiên qua dầu) món ăn sẽ trở nên mới lạ hơn đấy.
Thịt cừu xào sả cần phải ăn lúc còn nóng thì mới có thể tận hưởng hết độ ngon của món ăn. Vì vậy hãy chuẩn bị mọi thứ đầy đủ rồi hãy xào thịt cừu bạn nhé, khi nấu xong chỉ việc bê lên và ăn thôi.
Nguồn https://jamja.vn/
Thịt đùi cừu úc rút xương nhập khẩu chất lượng đang được bán tại Kingmeat. Khi bạn còn đang thắc mắc về Thịt đùi cừu úc rút xương nhập khẩu là gì? giá Thịt đùi cừu úc rút xương bao nhiêu và nên mua Thịt đùi cừu úc rút xương thì vui lòng liên hệ Công ty Nguyên Hà Hotline: 0913.906.653 để được giải đáp thông tin nhé!
Tác giả: Mỹ Vy-nguyenhafood.vn