Đặc điểm:
- Thành phần dinh dưỡng cao: giàu protid, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin E, B1, B2, B3, B6, vitamin C, tiền vitamin K, acdia folic và các khoáng tố gồm Ca, Mga, K, Na, Zn, sắt...
- Vỏ đậu xanh có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, có tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư, đặc biệt là làm giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt.
- Theo đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt, mát gan, giải độc...
Đậu xanh hữu cơ
ƯU THẾ VƯỢT TRỘI CỦA ĐẬU XANH HỮU CƠ MARKAL LÀ GÌ?
Là sản phẩm có chất lượng cao cấp được trổng trọt, canh tác và thu hoạch trên những cánh đồng màu mỡ theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ nên đảm bảo:
- KHÔNG Tồn dư phân bón hoá học
- KHÔNG Tồn dư thuốc trừ sâu, diệt cỏ
- KHÔNG Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật
- KHÔNG Tồn dư thuốc kích thích tăng trưởng
- KHÔNG Tồn dư kim loại nặng
- KHÔNG thành phần biến đổi gien
- KHÔNG phát hiện vi sinh vật, nấm men, nấm mốc (Salmonella, Coliforms , E.coli , Staphilococcen)
Được tuân thủ nghiêm ngặt qui trình sản xuất, chế biến và đóng gói theo tiêu chuẩn hữu cơ Châu Âu, đảm bảo:
- KHÔNG chất phụ gia
- KHÔNG chất bảo quản
- Được sản xuất và đóng gói trên dây chuyền công nghệ hiện đại, bảo đảm chất lượng và độ an toàn vệ sinh thực phẩm.
- ĐƯỢC CHỨNG NHẬN HỮU CƠ THEO TIÊU CHUẨN NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ CHÂU ÂU.
- AN TOÀN VÀ YÊN TÂM TUYỆT ĐỐI CHO MỌI ĐỐI TƯỢNG
Thành phần: 100% đậu xanh hữu cơ.
HDSD:
- Trồng rau mầm: Ngâm đậu qua đêm. Sau đó rửa sạch. Xếp hạt vào khay trồng, hạt sát hạt, không để hạt chồng hạt. Đặt khay trồng ở nơi tối, khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng. Thời gian nảy mầm : 4-6 ngày.
- Ăn lạnh như món xà lách : Cho 1 lượng đậu và 3 lượng nước vào nồi. Nấu chín trong vòng 35 phút.
- Nấu chè, cháo, súp, ăn dặm, rang xau làm bột...
Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh nguồn nhiệt cao và ẩm ướt. Bảo quản tốt hơn trong lọ thủy tinh.
Các món ăn ngon với đậu xanh
1. Sữa đậu xanh lá dứa
Sữa đậu xanh lá dứa
Nguyên liệu:
- 300gr đậu xanh đã chà vỏ;
- 100gr đường cát trắng;
- Nửa thìa cà phê muối;
- 200 grlá nếp (lá dứa);
- 100ml sữa tươi và 1 chút đá viên;
- Nếu muốn béo hơn bạn có thể cho thêm nửa gói nhỏ bột nước cốt dừa.
Cách làm:
Đầu tiên, bạn hãy đãi sạch đậu xanh và nhặt bỏ hạt hỏng rồi đem ngâm với nước pha chút muối từ 3 đến 4 giờ (hoặc để qua đêm). Đậu xanh khi đã được ngâm nở mềm, bạn đem đi rửa sạch lại một lần nữa. Lá dứa cũng đem rửa sạch, bó tròn lại. Tiếp theo, bạn cho đậu xanh vào nồi rồi đổ nước lạnh vào (nước cao hơn mặt đậu khoảng một đốt ngón tay), sau đó đun sôi cho đến khi hạt đậu mềm ra, khi đun thỉnh thoảng phải hớt bỏ phần bọt đi. Như vậy, món ăn sẽ ngon hơn.
Sau khi nấu chín đỗ, cho vào máy sinh tố, thêm đường và xay thật mịn, nếu đặc quá, cho thêm chút nước vào xay cùng. Cho hỗn hợp đậu xanh đã xay vào nồi, cho thêm lá dứa rồi bắc lên bếp, bạn vừa đun vừa khuấy. Nếu bạn dùng thêm bột nước cốt dừa thì cho thêm vào hỗn hợp rồi đem đun vừa đun bạn vừa khuấy đều lên để cho bột nước cốt dừa được tan hoàn toàn. Đun hỗn hợp trong khoảng 15 phút sau đó nếm lại độ ngọt cho vừa với khẩu vị gia đình. Sau khi đun xong bạn bắc ra khỏi bếp và đem bỏ lá nếp đi, đợi nguội rồi thi đem để vào lọ thủy tinh sạch. Bạn cho vào bên trong tủ lạnh bảo quản và sử dụng dần.
2. Chè đậu xanh nước cốt dừa
Nguyên liệu:
- 400 gr đậu xanh đã chà vỏ;
- 150 gr dừa nạo;
- 200 gr đường cát trắng (hoặc đường phèn);
- 1 ống vani, bột sắn dây (hoặc bột năng/ bột bắp), muối.
Cách làm:
Đầu tiên, đậu xanh bạn đem ngâm vào nước lạnh, sau đó nhặt bỏ hạt đậu nổi lên bề mặt nước và ngâm khoảng 3 đến 4 tiếng để cho hạt đậu nở to, rồi đem vớt ra rổ hoặc rá để rửa lại qua nước sạch một lần nữa. Dừa nạo ngâm cùng với 1 chén nước nóng để khoảng nửa tiếng sau đó đem vắt lấy phần nước cốt dừa. Sau đó đổ đậu xanh vào nồi và thêm nước cho ngập hạt đậu khoảng 1 cm, sau đó đem cho vào 1 chút muối cùng với 100gr đường nấu thêm 20 phút để cho sôi.
Tiếp tục, bạn cho thêm khoảng 1 bát nước, nấu với lửa nhỏ thêm 15 phút nữa để cho hạt đậu nở hết cỡ, thì cho thêm đường để độ ngọt vừa ăn. Nhưng trong quá trình nấu bạn nên hớt hết phần bọt cho chè có màu đẹp hơn và ngon hơn. Bột sắn dây hoặc bột năng bạn đem pha cùng với chút xíu nước rồi đem đổ từ tử vào nồi đậu xanh, vừa đổ vừa khuấy cho tới khi nồi đậu đạt được độ sánh như ý.
Nước cốt dừa bạn đem pha cùng với một chút bột sắn dây và đường, đem đun sôi trên bếp cho hơi sánh lại, cho thêm vào 1 ống vani và tắt bếp đi. Cuối cùng bạn đem múc đậu xanh ra chén, sau đó bạn cho thêm nước cốt dừa vào và thưởng thức.
3. Kem đậu xanh
Kem đậu xanh
Nguyên liệu:
- Đậu xanh 150 gr;
- Sữa tươi: 200 ml;
- Nước cốt dừa: 100 ml;
- Đường: 50gr;
- Bột ngô: 1 thìa cà phê;
- Bột mì: 1 thìa cà phê
- Nước lọc: 100 ml;
- Khuôn kem.
Cách làm
Đậu xanh rửa sạch, ngâm vào nước ấm khoảng 30 phút cho phần vỏ được tách ra. (Chú ý bạn có thể chọn đậu xanh đã tách vỏ, nhưng tốt nhất nên chọn đậu xanh nguyên vỏ sau đó đãi sạch để giữ được đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như hương thơm của đậu). Cho đậu xanh vào nồi hấp chín, sau đó bỏ đậu xanh ra, dùng muôi nghiền nát 3/4 đậu xanh cho tới khi nhuyễn, bớt lại 1/4 đậu xanh không nghiền mà để nguyên hạt chín.
Cho sữa tươi và 50 gr đường vào nồi và khuấy đều cho tan, bật bếp đun hỗn hợp đường sữa vừa làm rồi cho đậu xanh đã nghiền vào đánh đều. Hòa tan 2 thìa bột mì, bột ngô vào chung một bát nước lạnh rồi đổ vào nồi, khuấy đều lên. Khi sữa đã sôi thì nhanh tay cho nước cốt dừa, khuấy đều rồi tắt bếp, chờ đến khi nước nguội. Khi nồi sữa đậu đã nguội bạn bắt đầu rót vào khuôn kem và để vào ngăn đá của tủ lạnh chờ đông lại là có thể dùng được.