- Dung tích: 500ml
- Thương hiệu: Rueco – Gạo Ruộng Rươi
- Thành phần: Gạo tím thảo dược ruộng rươi. KHÔNG HÓA CHẤT.
- Vùng nguyên liệu: Ruộng lúa rươi Kiến Thụy, Hải Phòng
- Phương thức sản xuất: Gạo ủ lên men tự nhiên trong chum sành.
- Cách dùng: Dấm gạo lên men 100% tự nhiên, được dùng để chế biến thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày. Có thể uống trực tiếp.
Mô tả sản phẩm:
Dấm Gạo Ruộng Rươi được làm từ gạo tím thảo dược ruộng rươi với quá trình lên men tự nhiên 100%. Từng khâu đoạn để làm dấm đều được cẩn trọng, kỹ lưỡng vô cùng. Gạo được ủ lên men tự nhiên trong chum sành, dấm có vị chua thanh tao, mang lại vị chua rất thơm ngon cho món ăn hoặc có thể uống trực tiếp.
Chai đựng dấm được lựa chọn loại chất lượng để bảo quản dấm tốt, khi mở nắp chai ra bạn sẽ từ từ cảm nhận thấy hương dấm thơm dịu nhẹ, phảng phất thôi mà cứ làm người ta muốn hít hà để cảm nhận thêm nữa. Hãy thử chấm và nếm thử vài giọt dấm xem sao. Cái vị chua vừa chạm vào đầu lưỡi mà cảm tưởng như lan tỏa trong cả khoang miệng, cả một sự trọn vẹn tinh túy sự lên men của dấm gạo.
Dấm gạo ruộng rươi
Cái khác của dấm gạo ruộng rươi ấy là cái vị chua thanh mà ngọt, cái vị chua mà khiến người ta nhấm thử mà nhớ mãi. Dùng dấm gạo ruộng rươi trộn thêm với muối hầm, mật mía và đun sôi trên bếp 1 xíu, cho tan hòa vào nhau và lấy thứ nước sốt ấy để làm các món gỏi, salad, nộm thì món ăn sẽ trở nên ngon vô cùng, thơm vô cùng.
Nhờ vị chua trong các món ăn mà khiến người ta cảm thấy ngon miệng hơn, đỡ ngán hơn với những món ăn chiên xào dầu mỡ khác trong bữa cơm. Đặc biệt vào mùa hè thì cái vị chua đó càng trở nên cần thiết và hấp dẫn cho món ăn trong mâm cơm gia đình.
Không chỉ là nguyên liệu để chế biến món ăn, dấm gạo ruộng rươi còn là sự lựa chọn hợp lý cho những ai đang muốn tìm phương pháp giảm cân, làm đẹp nữa.
Gạo Ruộng Rươi luôn mong muốn được đi xa, vươn cao, để hạt gạo Việt, tinh túy nông nghiệp Việt ngày càng được nâng cao giá trị, được lan tỏa rộng khắp hơn nữa.
QUY TRÌNH ĐỂ GẠO RUỘNG RƯƠI RA ĐỜI
1.Làm xét nghiệm mẫu đất, mẫu nước
Mục đích để thu được sản phẩm có chất lượng cao nhất, bao gồm cả vỏ cám, đất canh tác đều cần đạt chỉ số an toàn về hàm lượng kim loại nặng, nồng độ chất dinh dưỡng, xác định độ mặn để chọn giống cây lúa phù hợp.
Việc lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện bởi chính kỹ thuật viên của Trung tâm KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG, dưới sự chứng kiến của các chủ ruộng, ban khuyến nông và các anh chị thành viên CỘNG ĐỒNG NÔNG NGHIỆP TỬ TẾ.
2.Làm đất chuẩn bị gieo mạ
Đất phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, sạch mầm bệnh, an toàn cho mạ non phát triển.
3.Gieo mạ khay
Những hạt giống khỏe mạnh nhất sẽ được lựa chọn để gieo trồng. Gieo mạ trên khay đảm bảo việc khi mạ trưởng thành đưa xuống ruộng cấy ít bị đứt rễ, không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây lúa.
4.Cấy lúa xuống đầm, để cây lúa phát triển tự nhiên
Trước khi cấy lúa xuống, một lượng phân bón hữu cơ đã ủ hoại mục được bón xuống đầm vừa làm thức ăn cho rươi, vừa làm thức ăn cho lúa. Người nông dân sẽ tận dụng thủy triều lên xuống để tận dụng nguồn phù sa liên tục đưa đến do dòng nước mới.
Cây lúa sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên, không dùng thêm bất cứ loại phân bón hóa học nào.
5.Thu hoạch và bảo quản
Sau khoảng 6 tháng, lúa chín đủ độ thì tiến hành thu hoạch. Toàn bộ lúa được sấy chậm theo phương pháp công nghiệp đến độ ẩm tiêu chuẩn để đảm bảo hạt lúa giữ được chất lượng tốt nhất mà không phụ thuộc vào thời tiết. Hạt gạo thành phẩm không bị dễ nứt vỡ như phơi nắng quá to, cũng không bị lên mầm như khi lúa phơi không được nắng.
6.Sản xuất gạo thành phẩm
Gạo thành phẩm gồm 3 loại là: gạo nếp, gạo lứt và gạo xát dối, giữ lại phần cám gạo giàu dưỡng chất, mang lại giá trị tốt nhất cho sức khỏe của người dùng.
Gạo xát xong được tách nguyên tấm và những hạt gạo màu lẫn, để gạo thành phẩm đảm bảo chất lượng cao nhất.
7.Bảo quản và xuất xưởng gạo
Gạo xát ra lập tức được đưa vào từng túi theo số lượng nhỏ từ 2kg – 5kg để dễ dàng lưu chuyển và bảo quản.
Vì lượng cám trên hạt gạo còn rất cao nên việc bảo quản theo từng túi nhỏ như vậy giúp tránh hiện tượng mốc, mối mọt tấn công.