Củ Địa liền là gì?
Địa liền lào, địa liền khô là vị thuốc lấy từ cây địa liền. Cây này còn có tên gọi là Thiền liền, Tam nại, Sơn nại, Sa khương. Tên khoa học là Kaempferia galanga L., thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Đây là cây thảo sống lâu năm, không có thân. Thân rễ tạo thành nhiều củ nhỏ hình trứng, mọc nối tiếp nhau, có nhiều vân ngang. Mỗi cây có 2 – 3 lá, mọc xòe ra trên mặt đất, hình bầu dục, có bẹ. Phần phiến lá dài 8 – 10cm, rộng khoảng 6 – 7cm, thót hẹp lại thành cuống, mép nguyên, hơi có lông ở mặt dưới. Hoa màu trắng pha tím, nở từ tháng 5 – 7, ở nách lá, không cuống. Toàn cây, nhất là củ có mùi thơm và vị nồng.
Trước kia, cây địa liền mọc hoang dại và giờ được trồng nhiều ở các nước thuộc Á châu nhiệt đới như: Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Indonesia… Ở nước ta, địa liền vẫn mọc hoang rải rác ở các vùng rừng vùng núi thấp và trung du. Chúng mọc tương đối tập trung tại những rừng khộp họ Dầu ở vùng Tây Nguyên.
Củ Địa liền có tác dụng gì?
Cây địa liền thường được trồng lấy củ làm gia vị hoặc làm thuốc. Cây trồng bằng nhánh củ vào mùa đông xuân, thu hái và cho địa liền lào, địa liền khô vào mùa khô. Sau khi đào củ về, người trồng thái phiến mỏng, phơi khô (tuyệt đối không sấy bằng than) để dược liệu không bị đen và kém thơm. Do có thành phần tinh dầu nên địa liền lào, địa liền khô rất dễ bảo quản, ít bị mốc mọt.
Nghiên cứu thành phần hóa học cho thấy địa liền lào, địa liền khô chứa 2,4 – 3,9% tinh dầu. Để lạnh sẽ thu được phần kết tinh mà thành phần chính là hợp chất p-methoxy ethylcinnamat (chiếm 20 – 25%). Tinh dầu còn chứa những chất khác như pentadecan, camphen, borneol, O-methoxy ethylcinnmat, ∆3-caren, ethylcinnamat, p methoxy ethylcinnamat, p-methoxystyren.
Theo Đông y, địa liền lào, địa liền khô tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung (làm ấm tỳ vị), tán hàn, giảm đau, hành khí, tiêu thực, trừ thấp, trừ uế khí. Nước chiết từ củ có tính hạ đờm, lợi trung tiện. Nghiên cứu dược lý hiện đại thì cho thất địa liền có tác dụng giảm đau, chống viêm và hạ sốt. Dược liệu này thường được dùng trong các trường hợp ngực bụng lạnh đau, ăn uống không tiêu, tê phù, tê thấp, nhức đầu, đau răng do phong. Nó cũng được dùng để trị ỉa chảy, hoảng loạn và trị ho gà.
Dùng địa Củ Địa liền như thế nào?
Chữa cảm sốt nhức đầu :Địa liền lào, địa liền khô 5g, Bạch chỉ 5g, Cát căn 10g, tất cả tán thành bột làm viên uống. Ở nước ta, Viện dược liệu đã nghiên cứu và sản xuất thành công viên Bạch địa căn (gồm Địa liền 0,03g, Bạch chỉ 0,10g, Cát căn 0,12g) dùng làm thuốc hạ sốt, giảm đau trong điều trị bệnh sốt xuất huyết và sốt cao ở một số bệnh truyền nhiễm. Thuốc cũng có tác dụng kháng khuẩn, chống bội nhiễm hiệu quả.
- Ngực bụng đau do lạnh, tiêu hóa kém: Địa liền lào, địa liền khô 4 – 8g, sắc hoặc tán thành bột uống. Người bệnh cũng có thể dùng Địa liền, Đương quy, Đinh hương, Cam thảo lượng bằng nhau, tán thành bột trộn hồ rồi làm viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 10 viên với rượu.
- Chữa ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, đau thần kinh tọa: Chỉ cần lấy Địa liền lào, địa liền khô 20g, Quế chi 10g, tán thành bột mịn, mỗi lần uống 2g, ngày 3 lần.
- Chữa cảm sốt, nhức đầu, ăn không tiêu, táo bón kinh niên: Theo kinh nhiệm dân gian của Hợp tác xã thuốc dân tộc Hợp Châu thì chỉ cần lấy Địa liền 1.000g, Thổ phục linh 1.000g, Rau má 1.000g, Cam thảo 500g. Tất cả phơi khô tán thành bột, ngày uống 2 – 4g.
- Chữa ho gà: Địa liền lào, địa liền khô 300g, Vỏ rễ dâu (tẩm mật ong sao vàng) 1.000g, Lá chanh 300g, Rau sam tươi 1.000g, Lá tía tô 500g, Rau má tươi 1.000g, đường kính vừa đủ, nấu với 12 lít nước cho còn 4 lít. Trẻ em mỗi ngày uống 15-30 ml.