1. Giới thiệu về cây cứt lợn
Cây cứt lợn còn có tên khác là: Cây cỏ hôi, cây hoa ngũ vị…
Tên khoa học: Ageratum conyzoides L, thuộc họ cúc.
Đặc điểm thực vật
- Thân: Cây cứt lợn còn được biết đến với cái tên quen thuộc là cỏ hôi – một loại thực vật nhỏ có thân mềm, mọc thẳng, chiều cao trung bình của cây khoảng 25 – 50 cm. Thân màu xanh hoặc tím, bên ngoài bao phủ một lớp lông ngắn màu trắng.
- Lá cứt lợn: Hình trứng, mọc đối xứng, có cuống ngắn, một đầu ngọn, kích thước mỗi lá tầm 2 – 6 cm ( chiều dài ) và 1- 3 cm ( bề ngang ). Hai bên mép lá có hình răng cưa tròn. Mặt trên và dưới lá đều có lông. Lá màu xanh nhưng mặt dưới nhạt hơn. Vò lá đưa lên mũi ngửi thấy có mùi rất hắc.
- Hoa: Mọc thành chùm ở đầu ngọn, màu tím, trắng hay tím xanh. Mỗi bông được tạo thành bởi nhiều cánh nhỏ li ti. Dựa vào màu sắc của hoa mà dân gian chia thảo dược này thành 2 loại gồm cây hoa cứt lợn trắng và cây hoa cứt lợn tím.
- Quả: Cây hoa cứt lợn cho quả bế, màu đen, có 3 – 5 sống dọc.
Cây hoa ngũ vị
2. Công dụng của cây cứt lợn
- Tác dụng điều trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng
- Tác dụng điều trị chứng rong huyết ở phụ nữ sau sinh
- Tác dụng điều trị gầu, giúp tóc suôn mượt
- Điều trị cảm mạo gây sốt
3. Một số bài thuốc kết hợp với cây cứt lợn
Trị gàu, giảm ngứa da đầu, làm tóc suôn mượt
- Lấy 200g cây tươi đem nấu chung với 20g quả bồ kết nướng
- Dùng nước này gội đầu 3 lần trong tuần
Điều trị bệnh viêm họng
- Kết hợp cây cứt lợn và kim ngân hoa ( mỗi vị 20g), cam thảo đất (16g), lá giẻ quạt (6g)
- Sắc một thang thuốc lấy 300ml nước chia 2 lần uống hết trong ngày.
Chữa đau nhức, sưng tấy do sái khớp, giãn gân ( theo Phúc Kiến dân gian thảo dược)
- Cây cứt lợn đem rửa sạch, phơi khô
- Khi sử dụng lấy một nắm đốt cháy, đưa chỗ đau lại gần để hun khói.
4. Lưu ý khi sử dụng cây cứt lợn
- Không dùng cho các trường hợp bị dị ứng với thành phần của cây cứt lợn
- Dùng dược liệu đúng liều lượng, không nên nấu uống hàng ngày thay thế hoàn toàn cho nước lọc trong thời gian dài.
- Tránh nhầm lẫn giữa cây cứt lợn với cỏ lào hoặc cây ngũ sắc bởi chúng có tên gọi gần giống nhau.
5. Nơi bán cây cứt lợn uy tín
Ngày nay, khi mọi người đang dần sử dụng trở lại thảo dược thiên nhiên thay cho cho thuốc tây, thảo dược được bán rộng rải trên khắp các diễn đang, mạng xã hội hay ở các cửa hàng thuốc đông dược. Lợi dụng sự chưa phân biệt được đâu là thảo dược chất lượng, có nguồn gốc mà nhiều gian thương đã bán những sản phẩm kém chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như bệnh lý hiện tại của người mua.
Cây cứt lợn là vị thuốc quý, được các y bác sĩ sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Vì vậy, khách hàng có thể tìm mua tại các cửa hàng đông dược, phòng khám đông y, phòng chuẩn trị y học cổ truyền,..( Khách hàng nên lựa chọn địa chỉ uy tín, có giấy phép hoạt động để mua được sả phẩm có chất lượng tốt nhất)
Với tiêu chí hoạt động là “Thảo dược xanh – mang đến sự an lành” Farm24h đảm bảo bằng sự uy tín luôn mang đến những loại thảo dược thiên nhiên chuẩn,chất lượng tốt nhất, đạt các tiêu chuẩn của ngành y tế kiểm duyệt.