Trước tiên, hãy cùng chúng tôi phân tích xem, cửa nhựa lõi thép là loại cửa như thế nào?
Nói một cách đơn giản và dễ hiểu nhất, cửa nhựa lõi thép là loại cửa được cấu tạo với các thành phần chính là nhựa và thép. Lớp bọc bên ngoài là nhựa có chất lượng cao và thành phần bên trong là lõi thép. Đi cùng với nó là một hệ thống phụ kiện nhằm liên kết các thành phần lại với nhau như: kính, bản lề, khóa bắt, gioăng cao su …
Từ đó, ta có thể thấy rằng, cửa sổ nhựa lõi thép có cấu tạo hoàn toàn tương tự. Nó cũng được cấu thành từ thanh nhựa upvc, lõi thép cùng với một hệ thống phụ kiện bổ trợ. Và, cũng giống như những loại cửa sổ truyền thống khác, cửa sổ nhựa lõi thép khá đa dạng về loại và dáng mở cho khách hàng thoải mái lựa chọn sao cho phù hợp với sở thích của bản thân và cấu trúc căn nhà của mình.
Sau đây là một số loại cửa sổ nhựa lõi thép cơ bản đang được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay:
Cửa sổ mở quay ra vào
Đây là loại cửa sổ có góc mở quay ra vào khoảng 90 độ đến 180 độ. Loại cửa này có thể linh hoạt trong cấu tạo để phù hợp với cấu trúc căn nhà, chính vì vậy cửa có thể được thiết kế có 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh, 4 cánh hay 6 đến 8 cánh đều được. Chính vì có độ mở quay khá rộng, lại sử dụng bản lề ma sát chữ A nên loại cửa này có khả năng đón gió cũng như khả năng ôm khít cực tốt. Tuy nhiên vì tính chất đặc biệt của nó là góc mở khá lớn, nên không gian để mở cần rộng, thông thoáng gây tiêu tốn diện tích phòng ở. Hơn nữa, đối với những kiểu mở quay ra vào như thế này không thể áp dụng được với những công trình có độ cao lớn bởi sức gió trên cao mạnh, độ va đập lớn, khi sử dụng lâu dài dễ dẫn đến hỏng hóc, trượt bể gây nguy hiểm cho dân cư xung quanh.
Cửa sổ trượt lùa:
Ngoài tên gọi là cửa sổ trượt lùa, người ta còn biết đến loại cửa sổ này với những tên gọi khác như: cửa sổ trượt, cửa kéo ngang, cửa lùa…
Khác với cửa sổ mở quay ra vào vừa được giới thiệu ở trên gây tiêu tốn một lượng diện tích khá lớn thì loại cửa sổ này lại tiết kiệm tối đa diện tích khi đóng mở cửa. Chính vì lí do này mà cửa sổ trượt lùa được sử dụng rất nhiều ở những công trình có diện tích hạn chế và đông người qua lại.
Cửa sổ trượt lùa không mở được góc lớn như những loại cửa thông thường mà chỉ lấy góc mở tối đa là 60% diện tích mà bộ cửa có, cũng không thể đón gió linh hoạt như cửa sổ mở quay ra vào mà chỉ lấy được gió khi có gió thổi ngược vào trong nhà. Điều khó cũng gây khá nhiều bất tiện cho người sử dụng khi việc đón gió cũng là một vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, bù lại, loại cửa này lại rất tiện lợi trong quá trình đóng, mở cửa, không tốn nhiều công sức của con người, ít bị hư hỏng, độ bền tốt hơn và giá cả cũng tương đôi hơn.
Một đặc điểm nữa của loại cửa sổ này là cửa phải làm từ hai cánh trở lên, một khung cửa thông thường có 3 ray tương ứng với 6 cánh cửa được lắp đặt.
Cửa sổ mở hất ra ngoài:
Đây là loại cửa có ứng dụng khá rộng rãi hiện nay khi có thể kết hợp với loại mở quay trên cùng một bộ cửa mà vẫn đảm bảo được yêu cầu thẩm mĩ cũng như tác dụng của nó. Thông thường, bộ cửa này sẽ được kết hợp với loại cửa sổ ba cánh. (ko kết hợp được)
Do cửa được thiết kế với dạng mở hất ra ngoài nên khả năng tạo độ thoáng khí rất tốt, thích hợp với những công trình lớn như văn phòng, công ty, các tòa cao ốc hay nhà vệ sinh công cộng…
Giống với loại cửa sổ mở quay, loại cửa này có độ kín khít cao nên khả năng cách âm và độ kín khít vô cùng đảm bảo. Hơn nữa, cửa lại có thể cấu tạo nhiều cánh trên cùng một ô cửa lớn, mỗi cánh được phân chia ra làm một khung riêng nên độ thẩm mĩ cao, ứng dụng đa dạng. (ưu điểm của loại cửa này là cửa có thể tự động đóng lại khi có mưa to gió lớn)
Cửa sổ mở đa chiều:
Cửa sổ mở đa chiều hay còn được gọi là cửa sổ mở quay lật là loại cửa đang được sử dụng nhiều trong các công trình xây dựng ở phương Tây. Loại cửa này có thể vừa mở lật ngửa, vừa có thể mở quay nên khi sử dụng rất linh hoạt và tiện lợi. Ứng dụng chủ yếu của loại cửa này là đón không khí và tiếp thêm ánh sáng vào căn nhà, cho không gian trở nên thông thoáng, sáng sủa và mát mẻ hơn. Tuy nhiên, do cấu tạo không thể lắp đặt được cánh mở hất ra ngoài mà chỉ có thể cho mở hất vào trong nên gây chiếm diện tích không nhỏ, phụ kiện của loại cửa sổ này cũng khá đắt nên thường không được ưa chuộng ở Việt
Nam.
Cửa nhựa lõi thép vân gỗ mở quay lật
Trên đây là 4 loại cửa sổ nhựa lõi thép được phân chia theo dáng mở của chúng trong quá trình sử dụng. Mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng, chính vì vậy, khách hàng cần cân nhắc thật kĩ lưỡng khi quyết định chọn sản phẩm cho căn nhà của mình, làm sao cho thật phù hợp với cấu trúc căn nhà, tiện lợi mà lại vừa đúng với gu thẩm mĩ và sở thích của bản thân.