Xi lanh bơm keo epoxy
Hiện tượng nứt bê tông tại các hạng mục xây dựng hiện nay diễn ra khá phổ biến. Các vết nứt lớn là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng rò rỉ, thấm nước làm tổn hại đến kết cấu chung của công trình xây dựng. Nếu không được xử lý một cách kịp thời và triệt để, về lâu dài các vết nứt này sẽ làm giảm tuổi thọ công trình, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến hư hại và hỏng cục bộ công trình.
Đối với khí hậu Việt Nam nhìn chung các khe nứt thường xảy ra phổ biển ở mức nhỏ dao động từ 0.15mm đến 1mm do đó chúng tôi áp dụng phương pháp bơm keo Epoxy sử dụng hệ thống bơm xy lanh. Thông qua đó dung dịch keo Epoxy được len lỏi vào sâu bên trong các vết nứt, các chất keo Epoxy thẩm thấu từ từ lấp đầy các vết nứt từ trong tới ngoài.
Xi lanh bơm keo epoxy là sản phẩm được nhập khẩu từ Hàn Quốc với thiết kế cán đơn là loại có một đoạn cán xi lanh được gắn chặt, cùng chuyển động với quả piston. Loại xi lanh này tạo ra một khoảng chuyển động theo chiều dài toàn thể của xy lanh. Keo epoxy được đưa vào xi lanh và bơm xi lanh sẽ từ từ được đẩy váo thân bê tông trám kín các vết nứt.
Thi công
Bước 1: Kiểm tra đường nứt
– Kiểm tra tình trạng khe nứt, chiều rộng, chiều sâu và các vấn đề khác trước khi bơm
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ vật liệu thi công bơm xử lý nứt bê tông
– Các loại dụng cụ và vật liệu chủ yếu được xử dụng bơm đường nứt bê tông
+ Máy đục tay, máy mài bê tông
+ Xi lanh bơm keo Epoxy
+ Keo Epoxy, Sikadur 731, Sikadur 752
Bước 3: Thi công
– Vệ sinh sạch bụi, đất và các tạp chất như thuốc tẩy, chất pha loãng trong khe nứt.
– Đánh dấu vị trí gắn bát bơm, thông thường cứ 20cm đường nứt tiến hành gắn 1 bát bơm xi lạnh
– Đục rãnh chữ V trên toàn bộ đường nứt với kích thước ~ rộng 1cm và sâu 1cm
– Gắn bát bơm xi lanh trên toàn bộ rãnh nứt theo quý trình và vị trí được đánh dấu
+ Gắn bát: Gắn cố định đầu bát bơm bằng keo Sikadur 731, cần đảm bảo keo gắn liền mạch.
+ Gắn kín: Gắn kín toàn bộ đường nứt bằng keo Sikadur 731, ngoại trừ vị trí đã gắn bát
– Kiểm tra độ đông cứng hoàn toàn của Sikadur 731, thông thường cần tới 12 – 24 giờ để vật liệu đông cứng.
– Bơm xi lanh
+ Gắn thân ống bơm đã được hút Sikadur 752 với đầu bát bơm, sau đó kéo hai dây chun để tạo áp lực đẩy keo vào rãnh nứt
+ Nếu áp lực bơm gia tăng, ống bơm bị lùi lại, và hệ thống chuyển đổi từ giai đoạn bơm áp lực cao sang áp lực trung bình hoặc thấp, cuối cùng giữ lại khoảng 25cc vật liệu bơm trong bình chứa.
+ Khi đông cứng ban đầu hoàn thiện, 1 ngày (mùa hè), 2 ngày (mùa đông), có thể tiến hành công tác hoàn thiện.
– Hoàn thiện, đục bỏ ống bơm và đầu bát và dùng dao cạo bỏ phần vật liệu gắn kín khi khò nóng nó. Nếu vật liệu không thể cạo sạch, dùng máy mài đĩa cát để mài sạch.
Bước 4: Lưu ý
Nếu vật liệu trong ống bơm được sử dụng hết trước khi đông cứng, phải đổ thêm ngay.